+Aa-
    Zalo

    Đề thi MYTS của Hội Toán học Việt Nam "sao chép" theo đề thi quốc tế?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Khi tổ chức các cuộc thi Toán có uy tín thì Hội đồng ra đề thi có thể tự ra đề hoặc tuyển chọn các bài toán đề nghị của các cộng tác viên hoặc các đơn vị dự thi.

    Khi tổ chức các cuộc thi Toán có uy tín thì Hội đồng ra đề thi có thể  tự ra đề hoặc tuyển chọn các bài toán đề nghị của các cộng tác viên hoặc các đơn vị dự thi. Hội đồng ra đề thi bao giờ cũng là những nhà toán học xuất sắc, lừng danh.

    Kỳ 2: Giải mã MYTS 2016 giống lạ lùng APMOPS 2015 

    Khi tổ chức các cuộc thi Toán có uy tín thì Hội đồng ra đề thi có thể  tự ra đề hoặc tuyển chọn các bài toán đề nghị của các cộng tác viên hoặc các đơn vị dự thi. Hội đồng ra đề thi bao giờ cũng là những nhà toán học xuất sắc, lừng danh. Vì thế, việc giống nhau từng câu chữ là điều tối kỵ. Hãy cùng chúng tôi giải mã MYTS 2016 giống lạ lùng APMOPS 2015.

    Trước đó, Báo đã đăng tải kỳ 1 bài viết có tựa đề “Lạ lùng đề thi MYTS của Hội Toán học Việt Nam giống nhiều đề thi quốc tế”.

    Bài báo đã chỉ ra những sự giống nhau mà chúng ta không thể bỏ qua. Vì đó là cuộc thi Tìm kiếm tài năng Toán học mà do Hội Toán học Việt Nam, nơi có những nhà toán học uy tín, lừng danh, thành danh, giỏi xuất chúng tham gia.              

    Cụ thể, cuộc thi danh tiếng như IMO hiện tại có hơn trăm nước dự thi nhưng việc ra đề luôn được tuyển chọn rất khắt khe. Trưởng đoàn các nước cùng Hội đồng ra đề thi gồm những nhà toán học lừng danh tuyển chọn từ hàng trăm bài toán đề nghị từ các quốc gia để chọn ra 6 bài toán theo 5 lĩnh vực: Số học, Đại số, Hình học, Tổ hợp và Giải tích chia làm 2 ngày thi. Còn cơ cấu đề thi của MYTS thì sao?

    Định dạng đề thi và đối tượng dự thi luôn thay đổi

    MYTS do Hexagon khởi xướng từ 2015 và phối hợp với Hội Toán học Việt Nam bắt đầu từ năm 2016. Sự phối hợp này có mục đích: Hội Toán học Việt Nam cần có cuộc thi MYTS giống như Hội Toán học Mỹ sản sinh ra AMC còn Hexagon cần có MYTS với “sự bảo trợ” là Hội Toán học nhằm thu hút học sinh cho quá trình ôn luyện thi.

    Năm 2000, có đủ 3 khối thi AMC8; AMC10 và AMC12 thì định dạng đề thi AMC ở cả 3 khối luôn là 25 câu hỏi. Ở chiều ngược lại, dù sinh sau AMC hợp nhất 16 năm nhưng Fornat đề thi MYTS và đối tượng dự thi luôn bị thay đổi: Năm 2016 mỗi đề thi từ lớp 5 đến lớp 10 có 30 câu. Năm 2017 và 2018 đề từ lớp 4 đến lớp 10 có 24 câu. Năm 2019 mỗi đề thi từ lớp 5 đến lớp 9 có 20 câu.

    Chỉ với 4 năm thi mà đã có 3 lần thay đổi Format và đối tượng dự thi thì “ngày càng mở rộng” khiến cho nhiều người am hiểu về lĩnh vực này thực sự lo ngại.

    Có thể đối chiếu thêm với các kỳ thi khác như trong 59 lần tổ chức IMO đề thi luôn bất biến với 6 bài toán; trong 18 lần tổ chức APMOPS đề thi luôn bất biến với 30 câu hỏi….

    Thực tế, Hội Toán học Việt Nam đã chuẩn bị quy trình ra đề thi trải rộng cho nhiều khối lớp chưa? Mỗi lớp vài chục câu hỏi sẽ là thách thức cực lớn. Vì thế, mới dẫn đến sự giống nhau lạ lùng từ các đề thi quốc tế mà người lãnh đạo của Hội không kiểm soát được. Chúng ta quay trở về  việc minh họa sự hời hợt cẩu thả khi MYTS 2016 giống bài Bóng đá của APMOPS 2015.

    MYTS 2016 giống lạ lùng đề APMOPS 2015 với lời giải không thể “cẩu thả” hơn

    Trước hết chúng tôi đưa lại 2 bài toán giống nhau cùng với 2 lời giải.

    Dưới đây là đề và đáp án của BTC về bài 6  lớp 6 MYTS vòng 2 năm 2016:

    Điểm nút quan trọng nhất của cách giải trên là phải lập luận rõ ràng vì sao số miếng da màu đen bằng 3/5 số miếng da màu trắng chứ không thể lờ đi để đưa ra một phương trình như từ trên trời rơi xuống x + (3/5) x = 32.

    Cái hay nhất của bài toán này chính là từ quan sát hình học, tìm cách tính một đại lượng theo 2 cách khác nhau để thiết lập nên phương trình.

    Chúng ta có thể giải bài toán này bằng cách đặt ẩn với lập luận sau đây:

    Giải:Gọi số miếng da màu trắng và màu đen lần lượt là a và b thì a + b = 32 (1).

    Mỗi miếng da màu trắng hình lục giác có 6 cạnh, trong đó có 3 cạnh chung với 3 miếng da màu đen hình ngũ giác nên tổng số cạnh của các miếng da màu đen là 3a.

    Mỗi hình ngũ giác có 5 cạnh nên tổng số cạnh của các miếng da màu đen là 5b.

    Từ đó ta có 3a = 5b (2). Kết hợp (1) và (2) suy ra a = 20 và b = 12.

    Vậy có tất cả 20 miếng da màu trắng

    Hoảng sợ với sự giống nhau đến lạ lùng liên tiếp

    Thực tế, website của Hexagon vẫn giữ nguyên hiện trạng thì chúng tacó thể tìm hiểu để biết Hexagon là một trong những đơn vị đầu tiên của Việt Nam dạy ôn luyện thi APMOPS từ năm 2012.

    Thông thường, Hexagon sử dụng các học sinh vừa thi xong APMOPS về để chép lại theo trí nhớ rồi tổ chức giải nhanh một số câu để đăng ngay trên hexagon.edu.vn.

    Trở lại việc giống lạ lùng đề APMOPS 2015 với lời giải cẩu thả nêu trên thì trách nhiệm chung là của Ban Tổ chức (BTC) cuộc thi, tức là của cả Hội Toán học Việt Nam và Hexagon.

    Mặc dù rất có thể, lãnh đạo Hội Toán học kiến thức cao siêu, không biết đến APMOPS mà tin tưởng và ủy thác việc ra đề, chọn bài từ khối 4 dến khối 7 cho Hexagon. Tuy nhiên, việc đề thi giống lạ lùng, y nguyên là điều rất tối kỵ trong việc ra đề thi Olympic.  

    Giống 1: MYTS có thể hỏi có bao nhiêu miếng màu đen

    Giống 2: MYTS có thể hỏi chênh lệch giữa số miếng màu trắng và màu đen

    Giống 3: MYTS có thể hỏi có bao nhiêu đoạn thẳng trên quả bóng

    Giống 4: MYTS có thể hỏi có bao nhiêu điểm nằm trên quả bóng

    Giống 5: MYTS có thể hỏi các câu hỏi về tính góc với định nghĩa mở rộng…

    Nếu nhận định tiềm năng về Toán sơ cấp của học sinh phổ thông Việt Nam xếp Top 10 thế giới là có cơ sở thì việc chủ trương tổ chức cuộc thi MYTS nhằm tìm kiếm để bồi dưỡng các tài năng Toán học là việc làm có ý nghĩa. Rất tiếc, cho dù ý tưởng hay nhưng rơi vào người thực hiện chưa tốt thì cuộc thi vô tình bị đánh mất đi ý nghĩa cực kỳ khoa học của nó.

    Chúng tôi được biết, điều mà thế giới cấm kỵ nhất là “tuyệt đối không được vừa đá bóng vừa thổi còi” giống như việc Hexagon vừa ôn luyện thi vừa nằm trong BTC ra đề thi với vài bài toán chứa tên Giám đốc Hexagon ngay trong đề thi là điều làm nhiều người thấy không ổn.

    Hội Toán học Việt Nam vẫn nợ dư luận, người yêu Toán, người luôn quan tâm tới việc tìm kiếm tài năng trẻ của đất nước nói chung, tài năng trẻ Toán học nói riêng một câu trả lời thấu tình, đạt lý…

    Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề trên trong các bài phân tích tiếp theo.

    Trần Linh/Khỏe 365

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/de-thi-myts-cua-hoi-toan-hoc-viet-nam-sao-chep-theo-de-thi-quoc-te-a268368.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan