Phụ huynh học sinh hiện đang tranh cãi gay gắt sau khi nhiều trường học ở phía Tây Nhật Bản vẫn giữ quy định để cho học sinh nam và nữ các lớp tiểu học thay đồ chung một phòng. Theo đó, nhiều người cho rằng trong bối cảnh đa dạng giới tính và để hạn chế những vụ việc quấy rối tình dục học đường, các trường nên tách biệt phòng thay đồ cho học sinh.
Theo Ủy ban giáo dục thành phố Takamatsu ở tỉnh Kagawa, học sinh lớp lớn được phân chia theo giới tính để thay quần áo thể dục và các loại quần áo khác. Tuy nhiên, nhưng ở hầu hết các trường tiểu học, nam sinh và nữ sinh được thay đồ chung trong lớp học.
Lên tiếng về vấn đề này, một phụ huynh của học sinh lớp 2 cho biết: "Mỗi đứa trẻ và gia đình đều có suy nghĩ khác nhau nhưng tôi muốn ít nhất họ ngăn cách các lớp học bằng một tấm rèm cho các cháu thay đồ".
Vị phụ huynh này kể lại vào năm 2020, khi thay đồ chuẩn bị tham gia lớp học thể chất, một bạn nam cùng lớp đã chế nhạo nội y của con gái cô. Điều này khiến cô bé vô cùng buồn và nói với mẹ rằng cô bé không muốn phải thay đồ chung với bạn nam ấy nữa.
Trong khi đó, chia sẻ cảm nghĩ về vấn đề này, một cô giáo 38 tuổi nói rằng "các học sinh nhỏ tuổi thường tốn rất nhiều thời gian trong việc thay đồ, bởi vậy, các giáo viên thường xuyên phải động viên và giúp đỡ các em". Cô giải thích: "Nếu chúng tôi tách các em sang các phòng khác nhau, chúng tôi sẽ không thể kết thúc lớp học đúng giờ vì sẽ không có đủ giáo viên hỗ trợ các em thay đồ. Ngoài ra, chúng tôi cũng không có đủ phòng học cho việc này".
Ngoài ra, cô giáo nói thêm rằng hiện chưa có ngân sách để mua rèm ngăn cách phòng học cho học sinh thay đồ.
Trong một phiên chất vấn chung tại hội đồng thành phố vào ngày 18/6 vừa qua, ông Yasuo Fujimoto, giám đốc giáo dục của thành phố Takamatsu, đã phát biểu: :Chúng tôi phải tôn trọng quyền riêng tư của trẻ em và việc chúng không muốn thay đổi trước mặt người khác giới. Chúng tôi tin rằng các học sinh nhỏ tuổi vẫn chưa đạt đến giai đoạn nhận thức về quyền riêng tư và người khác giới, bởi vì chúng cảm thấy an toàn khi ở cùng các bạn trong lớp dù bạn đó là nam hay nữ".
Nhưng một vài phụ huynh đã phàn nàn rằng con gái họ không muốn thay đổi với bạn học nam, họ nhấn mạnh: "Tôi nghĩ rằng ý tưởng của giáo viên là hơi cổ hủ".
Đồng quan điểm với các bậc phụ huynh, ông Mizuho Fukui, 36 tuổi, phó chủ tịch của Dự án Ashita, một nhóm trong thành phố cung cấp dịch vụ tư vấn cho những người LGBT và các nhóm giới tính khác, chỉ ra rằng: "Ngay từ những năm đầu, các em đã có nhận thức nhất định về giới tính. Cảm giác xấu hổ khi ai đó nhìn cơ thể của bạn không phụ thuộc vào giới tính".
Được biết, vào tháng 4 vừa qua, bộ Giáo dục Nhật Bản đã kêu gọi các hội đồng giáo dục của tỉnh thúc đẩy "giáo dục vì sự an toàn của cuộc sống" như một cách để ngăn chặn tội phạm và bạo lực phổ biến liên quan đến tình dục của trẻ em, trong đó nêu rõ: "Không để người khác nhìn thấy hoặc chạm vào khu vực riêng tư của bạn (những khu vực bị che khuất bởi đồ bơi)".
Ông Makiko Sento, người đứng đầu mạng lưới an toàn trẻ em Kagawa, hoạt động nhằm ngăn chặn trẻ em trở thành nạn nhân của tội phạm tình dục và bạo lực, cho biết: "Chúng ta nên tôn trọng mong muốn của trẻ em về việc cơ thể của chúng không bị nhìn thấy. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là các trường học phải lắng nghe tiếng nói của trẻ em, tính đến cuộc đối thoại với người giám hộ của chúng và phản ứng với tình huống trong phạm vi có thể".
Minh Hạnh (Theo Mainichi)