+Aa-
    Zalo

    Đây là những lý do vì sao bạn không nên mang điện thoại vào trong toilet

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thay vì sách báo, giờ người ta thích mang điện thoại vào toilet để giết thời giờ trong lúc giải quyết “nỗi buồn” và đây chính là một thói quen vô cùng tai hại.

    Thay vì sách báo, giờ người ta thích mang điện thoại vào toilet để giết thời giờ trong lúc giải quyết “nỗi buồn” và đây chính là một thói quen vô cùng tai hại.

    Dưới đây là những giải thích khoa học về sự nguy hiểm và cách làm giảm nguy cơ bị nhiễm các vi khuẩn có hại từ toilet.

    [poll3]1661[/poll3]

    Nếu bạn dùng tay để lau chùi, rửa vệ sinh rồi sau đó lại chạm vào điện thoại khi chưa rửa tay sẽ khiến những con vi khuẩn dính lên đó và “đi” theo bạn ra khỏi toilet.

    Thói quen này đang gây nguy hại cho bạn.

    Bạn hoàn toàn có thể loại bỏ nó bằng cách không mang điện thoại vào toilet, thế nhưng lại không muốn từ bỏ việc tận dụng thời gian quý giá? Chuyên gia vệ sinh, Tiến sĩ Lisa Ackerley, cho hay bạn có thể áp dụng cách sau:

    Cô nói: “Đọc sách hoặc cầm điện thoại bằng tay phải sau đó chuyển nó sang tay trái. Trong lúc đó, đừng chạm vào bất cứ vật gì khác cho đến tận lúc rửa tay. Cần chú ý tất cả những vật mà bạn chạm tay vào".

    TS Ackerley cho biết: “Nếu bạn dùng tay vệ sinh sau đó lại cầm điện thoại ngay khi chưa rửa tay thì những vi khuẩn bám trên điện thoại sẽ mau chóng quay trở lại với đôi tay. Chúng có thể là những con vi trùng từ chính cơ thể bạn hoặc tệ hơn là từ chất thải của người khác.“

    Tiến sĩ Ron Cutler, giám đốc của độ khoa học y sinh học tại Đại học Queen Mary ở London, cho biết mức độ ô nhiễm khác nhau tùy thuộc vào từng nhà vệ sinh. Một văn phòng nhỏ có thể không là một vấn đề, nhưng nếu đó là một bệnh viện hoặc một tàu du lịch, nơi có lưu lượng người lưu hành nhiều thì lại khác hẳn.

    Nếu chỉ sử dụng điện thoại trong phòng tắm của chính mình có lẽ không quá xấu vì tệ nhất thì bạn cũng chỉ lây vi khuẩn của chính mình, nhưng dùng nó ở toilet công cộng thì bạn sẽ có nguy cơ nhiễm vi khuẩn của người khác.

    Điện thoại chỉ nhiễm khuẩn qua đường tay tiếp xúc?

    Vâng đó là con đường chính nhưng lại không là duy nhất. Bác sĩ Ackerley cho biết: “Tia nước nhỏ li ti có thể văng xa đến 2,5m sau khi xả bồn cầu. Và đó là lý do vì sao bạn không nên để bàn chải đánh răng gần bồn vệ sinh.

    Môi trường nhà vệ sinh là nơi có nhiều vi khuẩn nhất.

    Theo lý thuyết này, dù bạn không chạm vào vật gì thì những giọt nước nhỏ li ti trong hơi nước trôi nổi trong nhà vệ sinh mang theo vi khuẩn vẫn có thẻ dính vào chiếc điện thoại của bạn.

    Nếu bồn cầu có nắp đậy, bạn hãy đóng nó xuống trước khi giật nước xả. Vì vậy, không nên để điện thoại lên nắp cuộn giấy vệ sinh hoặc bất cứ bề mặt nào quanh đó.

    Hãy cho nó vào trong túi áo/quần trong lúc làm sạch bản thân nhưng cần chắc chắn rằng nó sẽ không bị rơi xuống sàn hoặc bất hạnh hơn, rơi vào trong bồn cầu (ặc…).

    Điện thoại có thể bị ô nhiễm bao lâu?

    Vi trùng có thể tồn tại tới một vài ngày trên chiếc điện thoại của bạn.

    Tiến sĩ Ron Cutler nói: “Điện thoại thường nóng lên và đó là một môi trường vô cùng ấm áp và dễ chịu cho vi khuẩn. Nếu bạn ăn đồ ngọt và để chúng dính vào điện thoại nữa thì đó quả thật đã trở thành thiên đường cho chúng. Số lượng vi khuẩn không nhiều nhưng cũng đủ dễ dàng làm ô nhiễm tay bạn.”

    Vậy có nên sắm một bộ khử trùng điện thoại không?

    Bà Val Curtis, giám đốc của Tập đoàn Y tế môi trường tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, cho rằng việc không sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh có thể giải quyết hết tất cả các vấn đề.

    Bà nói: "Quan điểm của tôi là nhấn mạnh đến việc vi trùng có ở khắp mọi nơi. Vậy nó có thể làm bạn bị ốm hay không?”

    Thật ra bạn sẽ không bị ốm do nhiễm vi khuẩn của chính mình. Nhưng bạn có thể lây nhiễm chúng cho người khác hoặc ngược lại qua việc cho họ mượn điện thoại.

    Tiến sĩ Curtis cho rằng con người đang có nguy cơ bị ám ảnh bởi sự sạch sẽ, trở nên lo lắng quá nhiều và tự tổn hại bản thân mình. Vấn đề ở đây là cần phải rửa tay cho sạch chứ không nên lo lắng đến điện thoại bẩn.

    Cho nên, về cơ bản chỉ cần bạn không quên xà phòng và nước là đủ rồi.

    Theo Metro

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/day-la-nhung-ly-do-vi-sao-ban-khong-nen-mang-dien-thoai-vao-trong-toilet-a184195.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan