(ĐSPL) – Ngoại tình đang là vấn đề “đau đầu” của nhiều gia đình và là “căn bệnh thâm căn cố đế” phổ biến trong xã hội hiện đại. Cùng kiểm chứng các đức lang quân qua một số dấu hiệu sau:
Dùng nhiều cụm từ à, ừ, ờ thì...
Khi hỏi một ai đó trực tiếp, họ bắt đầu bằng cụm từ “ờ thì” đồng nghĩa, họ đang suy nghĩ, kéo dài thời gian để trả lời một điều mà họ biết bạn không mong đợi. Sự kéo dài thời gian này cũng cách để chồng bạn tìm cách ngụy tạo câu trả lời hoặc câu chuyện không đúng sự thật 100\%. Những cụm từ à, ừ, ờ thì,... rất dễ nghe qua điện thoại khi bạn loại bỏ các tín hiệu khác.
Lảng tránh giao tiếp bằng ánh mắt, chớp mắt nhiều hơn
Chớp mắt tăng là biểu hiện của sự bồn chồn, lo lắng và được coi là dấu hiệu đặc trưng để “bắt thóp” ai đó đang nói dối, do đây là sự thay đổi về mức độ giao tiếp bằng mắt.
Nuốt nước bọt và đằng hắng liên tục
Nuốt nước bọt hoặc đằng hắng liên tục trước khi trả lời một câu hỏi có thể là dấu hiệu tố cáo đối tượng sắp nói dối, do sự bồn chồn và thiếu thoải mái có thể sản sinh ra các phản ứng sinh lý học.
Cụ thể là, hoóc môn adrenaline được giải phóng ban đầu sẽ làm tăng sản sinh nước bọt, buộc chủ nhân phải nuốt vào, nhưng giúp bôi trơn cổ họng. Tuy nhiên, việc không ngừng sản sinh adrenaline sau đó sẽ ngăn chặn sản sinh nước bọt, dẫn tới khô cổ họng và hành vi hắng giọng sẽ tăng lên nếu các lời nói dối tiếp tục tuôn ra.
Mất nhiều thời gian để trả lời câu hỏi
Một khi ngoại tình, chồng bạn sẽ có những thay đối đáng ngờ và bạn có thể nhận ra bằng các dấu hiệu trên. Ảnh minh họa. |
Nếu chồng hoặc người yêu của bạn dừng nghỉ trước khi trả lời các câu hỏi khó liên quan đến sự chung thủy, đây có thể là dấu hiệu cho thấy anh ta đang nói dối.
Theo chuyên gia tâm lý Anh Sheridan-Williams, người có 30 năm kinh nghiệm tư vấn các vấn đề gia đình, sự chậm trễ trong hồi đáp thường do bộ não của người yêu/chồng bạn đang mất thời gian ngụy tạo các thông tin trước khi nói cho bạn nghe về chúng. Những kẻ nói dối có thời gian trả lời lâu hơn, vì họ thường cần thêm thời gian để tìm ra câu trả lời khiến chúng có nghe có vẻ trung thực.
Thời gian phản ứng của một người trước các câu hỏi quan trọng có thể được so sánh với thời gian hồi đáp căn bản xác định ở đầu cuộc đối thoại. Nếu nó dài hơn, nhiều khả năng chủ nhân đang tìm cách che giấu sự thật. Một kẻ nói dối được phát hiện sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra những câu trả lời trực tiếp cho các câu hỏi trực tiếp một cách kịp thời.
Đưa ra quá nhiều thông tin cho một sự việc
Nội dung của một lời nói dối như nền tảng của một tòa nhà. Những kẻ dối trá có xu hướng nghĩ rằng, họ cần thông tin để khiến lời nói dối có cấu trúc chặt chẽ. Vì vậy, họ sẽ đưa ra quá nhiều thông tin để thuyết phục người nghe.
Cách đối phó với trường hợp này là tạo ra một khoảng lặng để đối tượng lúng túng. Các lý lẽ giả dối càng tuôn ra nhiều thì mâu thuẫn càng dễ nhận biết.
Thở phào khi bạn tỏ ra tin câu chuyện
Một cách khác để bắt thóp người nói dối là xư xử cứ như bạn tin đó là sự thật và quan sát hành động tiếp theo của anh ta.
Nếu như anh ấy thở phào nhẹ nhõm hoặc có dấu hiệu giãn nở trên khuôn mặt, chứng tỏ đang có điều gì đó muốn che giấu.
Đột nhiên chú ý đến hình thức
Trong quá trình chung sống, anh ấy chẳng để ý gì đến quần áo. Thậm chí khoán trắng cho bạn mua sắm tất cả. Vậy nhưng, bỗng nhiên lại chê đồ bạn chọn và chuyển gu ăn mặc mới. Điều này chứng tỏ có người phụ nữ khác góp ý!
Thận trọng khi nghe điện thoại và xem tin nhắn
Thường có điện thoại đêm khuya hoặc đang sinh hoạt cùng mọi người, bỗng dưng có điện thoại thì bỏ sang nơi khác để nghe hoặc nhắn tin. Đây là dấu hiệu chứng tỏ anh ta đang có bí mật che giấu và rất có thể đang nói dối bạn.
Mật danh trên điện thoại
Nếu một ngày nào đó bạn tình cờ phát hiện điện thoại ông chồng mình đổ chuông và xuất hiện một cái tên “bất bình thường” trên màn hình thì hãy lưu tâm nhé. Ví dụ như chữ viết tắt “T7” hoặc cái tên lạ lùng như “Thứ 7”, thậm chí có những cái tên khiến bạn khó chịu như “Ngọc trai” hay “Con mèo”.
Và nếu như cái mật danh đáng ghét này cứ xuất hiện với tần số dày đặc trong các cuộc gọi của anh ấy thì có lẽ bạn nên thẳng thắn trao đổi với chồng. Sẽ có hai trường hợp xảy ra, một là anh ta sẽ giải thích ý nghĩa của cái tên gọi này một cách hợp lý, hai là sẽ không thể đưa ra câu trả lời rõ ràng.
Dùng những lời "đường mật"
Từ khi chung sống với bạn rồi, anh ấy rất ít khi hoặc chẳng bao giờ nhắc lại các câu chuyện ngọt ngào "Anh yêu em". Vậy mà thời gian này anh ấy luôn thốt ra những câu đường mật ngọt ngào như "em yêu", "con mèo bé bỏng của anh"..., bạn có thể "lên mây xanh" vì những sự thay đổi ấy của chồng bạn. Nhưng bạn nên tỉnh táo mà suy nghĩ và tìm cách kéo chồng quay lại, một khi chồng bạn chưa định bỏ bê vợ con đi theo nhân tình.
Không minh bạch trong vấn đề chi tiêu
Một khi đã là vợ chồng thì mọi kế hoạch chi tiêu cần phải rõ ràng và minh bạch với nhau. Lúc trước bất kỳ khoảng tiền nào hay tháng lương chồng bạn đều mang về đều đặn và đầy đủ thì nay lại thâm đi bớt, hỏi tới thì anh ấy ấp úng hoặc trả lời cho qua chuyện. Tình trạng cứ kéo dài và khiến cho cuộc sống vợ chồng bạn bị hoàn toàn xáo trộn.
Nhưng nếu điều đó không xảy ra và việc thất thoát tiền kéo dài quá 3 tháng thì bạn nên hành động, làm rõ ngọn ngành sự việc trước khi ông chồng của mình ngày càng lún sâu hơn vào cái bẫy tình nhân.