Dòng sự kiện
    +Aa-
    Zalo

    Đau bụng: Phải biết cách phân biệt để cứu sống chính mình

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đau bụng có nhiều nguyên nhân, người bệnh có thể căn cứ vào vị trí đau bụng có thể xác định được căn bệnh mình đang gặp phải, trong đó có bệnh viêm đại tràng.

    Đau bụng có nhiều nguyên nhân, người bệnh có thể căn cứ vào vị trí đau bụng có thể xác định được căn bệnh mình đang gặp phải, trong đó có bệnh viêm đại tràng.

    Theo đó, người bệnh có thể dựa vào vị trí đau, tính chất đau và các biểu hiện kèm theo để có thể tự chẩn đoán sơ bộ. Một số triệu chứng đau của viêm đại tràng hoặc các bệnh đường tiêu hóa phổ biến bao gồm:

    – Vùng thượng vị: Đau dạ dày (đau vùng thượng vị, có thể có cảm giác nóng bỏng rát sau mũi ức, kèm ợ hơi, ợ chua đau thay đổi khi đói khi no, tăng lên khi thức khuya nhiều…). Có thể nghĩ tới bệnh lý như: Hội chứng dạ dày – tá tràng, hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, viêm tụy cấp hoặc mạn, bệnh túi mật, bệnh của đại tràng ngang.

    – Vùng hạ vị: Thông thường, đau tại vị trí này có thể là do bệnh lý ở bàng quang. Đối với nam giới thì có thể là triệu chứng bệnh tiền liệt tuyến, với nữ có thể là bệnh lý của tử cung, viêm đường tiết niệu, viêm tiểu khung, các bệnh lý vòi trứng, buồng trứng, đại tràng xích ma.

    Vị trí đau bụng cảnh báo nhiều bệnh khác nhau. Ảnh: Internet

    – Vùng rốn: Đau gần rốn nghĩ tới các bệnh rối loạn ruột non, bệnh về đại tràng ngang, viêm hạch mạc treo ruột hoặc giai đoạn đầu của bệnh ruột thừa.

    – Vùng hạ sườn phải: Có thể là biểu hiện của các bệnh gan, mật, túi mật. Trường hợp đau bụng dữ dội thường liên quan đến viêm túi mật, đau có thể lan ra giữa bụng hoặc xuyên ra sau lưng. Đôi khi, người bị viêm tụy hoặc tá tràng cũng có thể đau vùng này.

    – Vùng hố chậu trái: Rối loạn đại tràng xuống, viêm đại tràng, bệnh lý vòi trứng, buồng trứng trái.

    – Vùng hố chậu phải: Viêm hồi manh tràng, bệnh lý vòi trứng, buồng trứng phải.

    – Vùng hạ sườn trái: Có thể do rối loạn đại tràng, bệnh lý tụy, bệnh lý lách.

    – Vùng mạn sườn trái: Có thể do các rối loạn đại tràng xuống. Các rối loạn có thể gồm viêm túi thừa hoặc viêm đại tràng, sỏi thận trái, sỏi niệu quản trái.

    – Vùng mạn sườn phải: Rối loạn đại tràng lên, sỏi thận phải, sỏi niệu quản phải.

    Một trong những nguyên nhân khiến người bệnh thường xuyên bị đau bụng là bị viêm đại tràng. Vậy người bị viêm đại tràng thường đau bụng ở vị trí nào?

    Biểu hiện bệnh viêm đại tràng cấp tính hay gặp nhất là bị đau vùng bụng dưới rốn. Bình thường, người bệnh có thể bị đau hơi quặn ở những vùng nhỏ, có khi đau tất cả các đoạn đại tràng, bụng chướng hơi. Nếu bị đau vào buổi tối thì có thể gây mất ngủ. Tình trạng bị mót, rặn mỗi lần đi đại tiện cũng là dấu hiệu viêm đại tràng cấp tính. Nếu bị dạng tiêu chảy là đi phân lỏng, nhiều lần thì sẽ gây mất nước trầm trọng. Đau bụng trong viêm đại tràng co thắt thường rất đa dạng, có thể đau sau ăn, đau khi ăn no, đặc biệt là đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh, rau sống, tiết canh…

    Thông thường, những trường hợp viêm đại tràng cấp tính có biểu hiện khá dữ dội và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Những biến chứng có thể gặp khi bị viêm đại tràng cấp tính đó là suy kiệt cơ thể, viêm chảy máu đại tràng hay thủng đại tràng.

    Viêm loét đại tràng cấp tính kéo dài hoặc điều trị không đúng thuốc, đúng phương pháp sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính với những biểu hiện âm thầm như:

    – Chóng mặt: Nếu đại tràng có tình trạng xuất huyết thì bệnh nhân có thể bị thiếu máu gây nên chóng mặt, tay chân bủn rủn.

    – Đau thắt ở vùng bụng dưới: Vị trí đau thường lệch xuống dưới rốn, sau đó lan sang 2 bên mạn sườn.

    Đau thắt vùng bụng dưới có thể cảnh báo bạn bị viêm đại tràng. Ảnh: Internet

    – Thói quen đại tiện bị thay đổi hoàn toàn: Người bệnh không thể tự điều chỉnh thời gian đi ngoài và phải chịu đựng chứng đại tiện thất thường: lúc thì bị táo bón lúc thì bị tiệu chảy. Khi đi đại tiện, thấy rõ trong phân có lẫn cả máu và chất nhầy.

    – Có vết rách, vết sẹo ở lớp niêm mạc đại tràng: Lớp này không còn dẻo dai như trước, có lớp dịch nhầy trắng xóa phủ dọc niêm mạc, có các hố loét trên niêm mạc đại tràng. Triệu chứng của viêm đại tràng mãn tính này sẽ được phát hiện khi đi kiểm tra, nội soi đại tràng.

    Thanh Phượng (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dau-bung-phai-biet-cach-phan-biet-de-cuu-song-chinh-minh-a232566.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan