+Aa-
    Zalo

    Đáp trả việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận, Iran tái khởi động chương trình hạt nhân?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Iran dọa đáp trả việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và những lời hứa tồi tệ của các nước châu Âu bằng cách tái khởi động động một phần các hoạt động hạt nhân.

    Iran dọa sẽ đáp trả việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và những lời hứa tồi tệ của các nước châu Âu bằng cách tái khởi động động một phần các hoạt động hạt nhân bị dừng.

    Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh: Reuters

    "Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ đáp trả việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và những lời hứa tồi tệ của các nước châu Âu trong việc thực hiện nghĩa vụ của họ bằng cách tái khởi động một phần các hoạt động hạt nhân đã bị dừng lại theo khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân", hãng tin nhà nước Iran IRIB hôm 6/5 dẫn nguồn tin thân cận với ủy ban giám sát thỏa thuận cho biết.

    Theo đó, Tổng thống Hassan Rouhani sẽ công bố về việc Iran giảm bớt một số cam kết “chung chung và nhỏ” trong thỏa thuận năm 2015 vào ngày 8/5, tròn 1 năm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận nói trên. Nguồn tin cũng cho biết Iran không có kế hoạch từ bỏ thỏa thuận.

    Sau gần 1 năm, chính quyền ông Trump đã áp các biện pháp trừng phạt mạnh tay lên Iran bao gồm những lệnh nhằm vào ngành dầu khí huyết mạch của quốc gia Trung Đông nhằm gây áp lực tối đa với nền kinh tế Tehran.

    Trong khi đó, hãng thông tấn bán chính thức ISNA của Iran dẫn các nguồn tin cũng tiết lộ, Tổng thống Rouhani có thể sắp thông báo các kế hoạch từng bước trả đũa Mỹ, bao gồm giảm bớt một phần hoặc cắt giảm hoàn toàn một số cam kết của Iran, cũng như khởi động lại những hoạt động hạt nhân từng bị đình chỉ trong khuôn khổ thỏa thuận JCPOA.

    Các biện pháp đáp trả này sẽ tương ứng với hai phần trong kế hoạch, vốn sẽ mở đường cho Iran chấm dứt một phần hoặc toàn bộ các cam kết của mình trong JCPOA, nếu Mỹ và các bên khác thất bại trong việc tuân thủ thỏa thuận. Theo ISNA, đây sẽ là bước đi đầu tiên của Iran hướng tới đáp trả việc Mỹ rút khỏi JCPOA cũng như sự thất bại của các quốc gia châu Âu trong việc thực thi các cam kết.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

    Thỏa thuận hạt nhân Iran có tên gọi đầy đủ là Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) giữa Iran với 6 cường quốc gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, được ký vào năm 2015 là kết quả của 15 năm đàm phán ngoại giao. EU thừa nhận mối quan ngại về Iran nhưng họ tin rằng Tehran đang tuân thủ thỏa thuận và không có dấu hiệu sẽ rút khỏi thỏa thuận này.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump, người không tham gia vào quá trình đàm phán thỏa thuận hạt nhân năm 2015, cho rằng thỏa thuận này là "một chiều", "khủng khiếp" và "lẽ ra không bao giờ tồn tại" vì nó không có tác dụng với chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran hay việc họ hỗ trợ lực lượng ủy nhiệm trong một số cuộc chiến ở Trung Đông. Sau khi rút khỏi thỏa thuận, Mỹ tái áp đặt lệnh trừng phạt cứng rắn đối với Iran, bao gồm ngành xuất khẩu dầu của nước này với mục tiêu "bỏ đói" nền kinh tế Iran.

    Iran cho biết chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của họ không liên quan tới các hoạt động hạt nhân và mục tiêu của chương trình thuần túy là để tự vệ. Tehran cũng nói rằng việc họ ủng hộ các đồng minh trong khu vực không phải là việc của Washington.

    Trong khi đó, các thanh sát viên hạt nhân quốc tế nhiều lần xác nhận rằng Iran đã tuân thủ nghiêm chỉnh theo thỏa thuận năm 2015.

     Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dap-tra-viec-my-rut-khoi-thoa-thuan-iran-tai-khoi-dong-chuong-trinh-hat-nhan-a274225.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan