+Aa-
    Zalo

    Đào được “kho báu” quý giá, cụ ông suýt bị truy cứu vì phạm trọng tội

    (ĐS&PL) - Kho báu mà ông cụ Trung Quốc đào được thực chất là một bảo vật lịch sử quý giá, có niên đại hơn 3000 năm.

    Năm 1999, tại thôn Tuyên Thành, tỉnh An Huy, Trung Quốc, một nông dân họ Trần trong lúc đào ao trong thôn đã vô tình đào phải một vật cứng, có màu vàng.

    Báu vật mà người nông dân đào được. Ảnh: Sohu

    Báu vật mà người nông dân đào được. Ảnh: Sohu

    Cầm trên tay vật lạ, ông Trần không khỏi thắc mắc vì tuy kích thước không lớn nhưng lại nặng một cách bất thường. Ông tự hỏi: "Không biết đây có phải đồ cổ không mà sao lại rắn chắc thế này, hay là vàng?"

    Dù chưa biết chính xác vật mình đào được là gì, nhưng trong lòng người nông dân tràn ngập niềm vui, ông nghĩ rằng mình sắp có một khoản tiền lớn.

    Để đảm bảo an toàn, ông Trần quyết định chôn tạm vật đó xuống đất, đợi đến đêm khuya sẽ quay lại lấy. Đêm đến, ông cẩn thận lấy áo khoác, gói ghém vật lạ thật kỹ rồi mang về nhà.

    Về đến sân, ông Trần hào hứng gọi vợ ra, cả hai cùng nhau rửa sạch lớp bùn đất bám trên vật lạ. Họ bắt đầu suy đoán xem vật này làm bằng chất liệu gì và có công dụng ra sao.

    Sau một hồi bàn luận, hai vợ chồng vẫn không tìm ra câu trả lời. Họ quyết định cân vật lạ và bất ngờ khi thấy dù có kích thước nhỏ nhưng nó nặng tới 27 kg. Cặp vợ chồng cẩn thận cất giấu vật này trong nhà và chờ thời cơ thích hợp để tìm hiểu thêm nhưng điều vợ chồng ông Trần không thể ngờ là câu chuyện ông đào được kho báu đã lan truyền khắp làng.

    Đây được cho là cổ vật thời nhà Thương ở Trung Quốc. Ảnh: Sohu

    Đây được cho là cổ vật thời nhà Thương ở Trung Quốc. Ảnh: Sohu

    Vài ngày sau, một số chuyên gia ở bảo tàng địa phương nghe tin về "kho báu bằng vàng" đã tìm đến nhà ông Trần để tận mắt chứng kiến. Tuy nhiên, họ bị gia chủ từ chối tiếp đón. Không nản lòng, nhóm chuyên gia này còn quay lại nhà ông Trần vài lần nữa nhưng đều không thành công. Mãi đến khi được hàng xóm tiết lộ rằng có một số người buôn bán đồ cổ thường xuyên lui tới nhà ông Trần, các chuyên gia mới dám chắc chắn rằng vật ông đào được thực sự là một di vật văn hóa.

    Lo lắng món đồ quý giá sẽ bị bán đi, các chuyên gia vội tìm đến sự giúp đỡ của cảnh sát địa phương. Trước yêu cầu của phía cảnh sát, anh Trần cuối cùng cũng chịu khai báo sự việc và đưa “báu vật” kia cho các chuyên gia thẩm định.

    Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, các chuyên gia kết luận rằng món đồ này là một loại nhạc cụ có từ thời nhà Thương cách đây 3.000 năm, được xem là bảo vật quốc gia của Trung Quốc. Tuy nhiên, chiếc chũm chọe này không được làm bằng vàng như nhiều người lầm tưởng.

    Thực chất, nó được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau, và màu vàng đặc trưng là kết quả của việc pha thêm đồng, chì và thiếc trong quá trình đúc. Màu sắc của nó không bị phai mờ theo thời gian là nhờ được bảo quản dưới lớp bùn đất dày. Sau khi xác định được nguồn gốc, di vật văn hóa này được mang đi và trưng bày ở bảo tàng Tuyền Thành.

    Về phần “chủ nhân” của nó, ông nông dân họ Trần ban đầu không có ý định giao nộp báu vật tìm được. Tuy nhiên sau khi được cảnh sát và các chuyên gia khuyên nhủ, người đàn ông này mới hiểu ra hành vi cố tình mua bán hay phá hủy di vật văn hóa là vi phạm pháp luật, có thể bị phạt hay truy cứu trách nhiệm trước pháp luật.

    Di vật văn hóa này được mang đi và trưng bày ở bảo tàng Tuyền Thành

    Di vật văn hóa này được mang đi và trưng bày ở bảo tàng Tuyền Thành

    Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, mọi di tích văn hóa còn sót lại trong lòng đất, nội thủy và lãnh hải ở nước này đều thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc. Vì vậy, khi người dân vô tình phát hiện ra chúng, thay vì giữ làm của riêng, hãy báo cáo các chuyên gia, các cấp hay ban ngành liên quan để giúp xác định rõ nguồn gốc và bảo tồn những món đồ đó.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ao-uoc-kho-bau-quy-gia-cu-ong-suyt-bi-truy-cuu-vi-pham-trong-toi-a446871.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan