+Aa-
    Zalo

    Đánh cờ thua thị vệ nhỏ bé, hoàng đế Khang Hy xấu hổ nói một câu lưu danh thiên cổ

    (ĐS&PL) - Trong thời gian Khang Hy trị vì đã từng xảy ra một chuyện, đó là vị hoàng đế này đánh cờ thua thị vệ, 15 ngày sau người ta phát hiện ra xác của thị vệ .

    Hoàng đế Khang Hy (1654 – 1722) được đánh giá là một trong những vị vua lỗi lạc và vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đã thiết lập sự thịnh trị của "Khang Càn thịnh thế" kéo dài 134 năm.

    Bận rộn chính sự nhưng khi có thời gian rảnh rỗi, Hoàng đế Khang Hy thường thích chơi cờ. Những người chơi cờ với Khang Hy trước hết đều phải có tài đánh cờ giỏi. Tuy nhiên, việc thắng hay thua trước mặt Hoàng đế thì quả thật không phải là việc đơn giản.

    Nếu cứ thua mãi thì Hoàng đế có thể sẽ hoài nghi đối phương đang cố tình nhường. Còn nếu thắng mãi thì Hoàng đế có thể sẽ cho rằng đối phương không tôn trọng, áp đảo mình. Quả thực là rất nguy hiểm, tiến thoái lưỡng nan. Hơn nữa, Khang Hy còn có tính cách đa nghi nên các quan đại thần xung quanh phải vô cùng cẩn trọng.

    danh co thua thi ve khang hi noi cau luu danh thien co dspl 1
    Chân dung hoàng đế Khang Hy.

    Trong thời gian Khang Hy trị vì đã từng xảy ra một chuyện, đó là vị hoàng đế này đánh cờ thua thị vệ, 15 ngày sau người ta phát hiện ra xác của thị vệ .

    Cụ thể, trong "Thanh quan mật án" có ghi chép rằng, vào mùa thu năm 1698, Khang Hy dẫn theo quan lại trong triều đến bãi săn Mộc Lan săn thú, họ săn bắn tốt, khi về tâm trạng rất vui vẻ.

    Bấy giờ, Khang Hy đang yêu thích chơi đánh cờ, nên đã gọi Lý Quang Địa đến đánh cờ cùng mình. Chơi cờ cùng vua có thể nói là một việc rất nguy hiểm, nếu bạn cứ thua mãi, Hoàng đế sẽ hoài nghi bạn đang cố tình nhường, nhưng nếu bạn thắng mãi thì Hoàng đế sẽ cho rằng bạn đang có ý khinh thường, không tôn trọng, áp đảo vua.

    Lý Quang Địa là cận thần bên cạnh Khang Hy Đế nên đã sớm hiểu rõ tính cách của Khang Hy, khi hạ cờ với vua luôn nhẹ nhàng phối hợp, khiến Khang Hy Đế thắng một cách vui sướng.

    Nhưng Khang Hy Đế lại chưa hài lòng với điều đó, ông cho gọi tất cả bá quan văn võ đến cùng nhau đánh cờ, đến cuối cùng thắng tất cả mọi người.

    Dẫu vậy, Khang Hy vẫn cảm thấy rất vô vị, bèn lệnh: "Nếu ai có thể chơi cờ thắng trẫm, sẽ được ban thưởng trăm lượng hoàng kim, thăng quan ba cấp".

    Quả thực, phần thưởng này vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, tất cả bá quan văn võ có mặt khi đó đều hiểu rằng đối mặt với phần thưởng hấp dẫn trên thì việc bảo toàn tính mạng vẫn quan trọng hơn.

    Thế nhưng, bấy giờ có một người thị vệ tên là Nhân Phúc lên tiếng bày tỏ muốn được cùng Hoàng đế Khang Hy đấu cờ.

    danh co thua thi ve khang hi noi cau luu danh thien co dspl 2
    Người thị vệ cả gan dám đấu cờ với Khang Hy.

    Không ngờ thị vệ Nhân Phúc cũng là một cao thủ chơi cờ. Kỹ năng đánh cờ của người thị vệ này rất tinh tế, vừa có thể phòng thủ đồng thời vừa có thể tấn công, khiến cho Hoàng đế Khang Hy toát mồ hôi lạnh. Nếu để thua một thị vệ thì uy nghiêm của Hoàng đế sẽ không còn.

    Thấy Khang Hy sắp thua ván cờ, thái giám bên cạnh vội vàng ra giải vây, hô lớn: “Hoàng thượng, trên núi có hổ”. Khang Hy nghe thấy có hổ bèn đứng dậy nhìn Nhân Phúc nói: “Ngươi cứ ở đây chờ ta, sau khi săn hổ xong, ta quay lại đánh cờ tiếp”.

    Cứ như thế Khang Hy mang cung tên, cưỡi ngựa đi săn bắn, tuy không thấy hổ nhưng rất nhiều hươu, nai và thỏ rừng cũng khiến Khang Hy mê mẩn, hoàn toàn quên mất Nhân Phúc vẫn đang đợi ông cạnh bàn cờ.

    Sau đó, Hoàng đế Khang Hy ở dưới chân núi giải quyết công việc trong phủ nửa tháng, không hề săn bắn hay nhớ tới ván cờ. 15 ngày sau, Khang Hy hoàng đế lại lên núi, nhưng khi bước tới bàn cờ lại bị cảnh tượng trước mắt làm cho kinh ngạc.

    Lúc này, đã nửa tháng trôi qua kể từ trận đấu cờ với hoàng đế, Nhân Phúc vẫn ngồi tại chỗ, thân trên dựng thẳng và hai tay vẫn như đang đánh cờ. Trong nửa tháng này, Nhân Phúc không ăn một chút nào, thậm chí không uống một ngụm nước, và cũng chưa từng rời đi, khiến bản thân chết đói.

    Sau khi nhìn thấy cảnh tượng đau lòng, Hoàng đế Khang Hy vô cùng xấu hổ và tự trách mình, bèn nói: "Quân không giữ chữ tín, nào xứng làm Quân?". Câu nói nổi tiếng này của Khang Hy được các thế hệ sau này sử dụng rộng rãi.

    Đồng thời thực hiện đúng lời hứa khi trước, Khang Hy đã ban thưởng cho người nhà Nhân Phúc trăm vạn lượng hoàng kim, còn truy phong chức quan cho Nhân Phúc và tổ chức an táng cho người thị vệ xấu số.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/danh-co-thua-thi-ve-nho-be-hoang-de-khang-hy-xau-ho-noi-mot-cau-luu-danh-thien-co-a550766.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan