+Aa-
    Zalo

    Dâng sao giải hạn đi ngược lại giáo lý nhà Phật, tại sao nhiều chùa vẫn cứ làm?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tối 18/2, chùa Phúc Khánh (Hà Nội) làm lễ cầu an nhân dịp năm mới. Hàng nghìn người dân ngồi tràn xuống lòng đường và cả trên xe máy để chắp tay khấn vái.

    Tối 18/2, chùa Phúc Khánh (Hà Nội) làm lễ cầu an nhân dịp năm mới. Hàng nghìn người dân ngồi tràn xuống lòng đường và cả trên xe máy để chắp tay khấn vái theo tiếng nhà sư tụng kinh cầu mong được tai qua nạn khỏi?

    Ngôi chùa này luôn thu hút hàng nghìn khách thập phương về cúng bái. Trước đó 6 ngày, lễ giải sao La Hầu diễn ra với sự tham dự của hàng nghìn người.

    Theo ghi nhận của PV, vào khoảng 18h, tại cổng chùa Phúc Khánh, khu vực chân cầu vượt Ngã Tư Sở, quận Đống Đa (Hà Nội) chật kín người đi làm lễ. Trước đó, nhiều người đến sớm từ 5-6 giờ để có một chỗ ngồi trong chùa. Hàng ngàn người ngồi ngoài đường lấn chiếm vỉa hè, đường giao thông, chắp tay khấn vái, “thành thần” cho tai qua nạn khỏi. Ước tính trong dịp này, chùa Phúc Khánh thu hàng tỷ đồng tiền đặt lễ dâng sao giải hạn của người dân.

    Đáng chú ý là việc này đi ngược lại với Giáo lý nhà Phật. Đức Phật không hề dạy cúng sao giải hạn. Điều này cũng đã được rất nhiều đại diện trong Hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng khẳng định. Đó là nghi lễ được thực hiện bởi các thầy pháp.

    Biển người cầu khấn mong thần linh giải vận xấu trước cửa chùa Phúc Khánh

    Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM từng khẳng định trong giáo lý nhà Phật không có sao xấu, sao tốt cũng như ngày tháng đẹp, xấu trong năm. Phật giáo luôn lên án các hành vi mê tín dị đoan trong đó có cúng sao giải hạn, xem bói, xem ngày tốt xấu…

    Việc cúng sao giải hạn trong chùa đã làm loạn hết giáo lý Phật pháp biến chốn linh thiêng thanh tịnh thành nơi “buôn thần bán thành”, gây ra tâm lý cầu an hưởng lạc và nhận thức tâm linh lệch lạc trong một bộ phận người dân.

    Một bộ phận người dân cảm thấy bất an. Họ sợ ra đường thì bị xe tông, đi ăn thì gặp thực phẩm bẩn. Và họ quan niệm, có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Cũng có những người khác làm theo vì tâm lý a dua. Thấy người khác làm thì cũng làm cho bằng được, mặc dù chẳng hiểu ý nghĩa của nghi lễ này. 

    Một số người khác thì vì quanh năm làm điều ác, trong tâm họ lúc nào cũng cảm thấy bất an, vì vậy, họ phải tìm cách "mua chuộc" thần thánh, bằng nhữngcái lễ thật to, có khi lên tới hàng trăm triệu để mong thánh thần, ngôi sao xấu chiếu mạng của họ “ăn hối lộ” nhắm mắt làm ngơ, xí xóa hết những lỗi lầm của họ đã và đang gây ra.

    Vậy tại sao một việc làm trái với giáo lý nhà Phật và có hại cho đại chúng mà nhiều cơ sở tôn giáo vẫn tiến hành ngang nhiên coi đó là chuyện bình thường. Phải chăng việc này xuất phát từ toan tính lợi ích "có cung sẽ có cầu" lợi dụng tâm lý dễ dãi "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" của người dân?

    Lý giải về việc làm này, nhà nghiên cức văn hóa Chu Thơm cho rằng: "Người đáng trách nhất chính là những người nhà chùa đứng ra thực hiện lễ dâng sao giải hạn, họ biết, việc cúng dâng sao giải hạn này không xuất phát từ giáo lý nhà Phật nhưng họ vẫn làm vì bị lửa tham bốc lên làm mù con mắt".

    Đã đến lúc xã hội phải nhận thức đúng đắn những vấn đề thuộc về tôn giáo, tín ngưỡng và tâm linh trong sáng. Cần lên án mạnh mẽ những hành vi lệch lạc. Các cơ quan chức năng nên vào cuộc xử lý nghiêm những cơ sở tôn giáo, những tập thể cá nhân đang “buôn thần bán thánh”, gieo rắc niềm tin tâm linh thái quá gây ra sự lệch lạc về nhận thức văn hóa và đạo đức xã hội theo đúng các quy định của pháp luật.

    Một dân tộc sẽ đi đến đầu nếu người dân không còn tin vào chính bản thân mình và những giá trị hiện hữu trong cuộc sống do chính con người bao thế hệ tạo dựng mà dựa dẫm vào “thần linh” cùng với những ảo tưởng mơ hồ để đi đến tương lai?

    Xuân Nguyên/ Khỏe 365

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dang-sao-giai-han-di-nguoc-lai-giao-ly-nha-phat-tai-sao-nhieu-chua-van-cu-lam-a263420.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Giáo lý nhà Phật không có nghi lễ dâng sao giải hạn

    Giáo lý nhà Phật không có nghi lễ dâng sao giải hạn

    (ĐSPL) - Từ xưa, các phật tử thường có tục hành hương đầu năm tới chùa chiền để chiêm bái Phật, tu dưỡng tinh thần và cầu cho một năm an lành sức khỏe. Cùng với sự biến đổi của lịch sử, nghi lễ này đã bị biến tướng thành lễ dâng sao giải hạn.