+Aa-
    Zalo

    Dân “làm xiếc” với cầu cáp treo vượt suối

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Mùa mưa lũ về cũng là lúc người dân ở Đắk Lắk trở thành những “nghệ sĩ xiếc” bất đắc dĩ khi qua sông đi làm bằng một sợi dây mỏng manh ẩn chứa nhiều tai họa.

    (ĐSPL) - Mùa mưa lũ về cũng là lúc người dân ở Đắk Lắk trở thành những “nghệ sĩ xiếc” bất đắc dĩ khi qua sông đi làm bằng một sợi dây mỏng manh ẩn chứa nhiều tai họa.

    Hàng ngày, để qua bên kia con suối Ea Rếch, người dân xã Ea, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) phải đu mình trên chiếc “cầu tạm” được làm bằng sợi cáp treo bằng thép. Mỗi dây một đầu buộc vào một gốc cây rừng, đầu kia buộc vào cọc gỗ, chiếc giỏ sắt tạm bợ treo vào dây cáp bằng hai ròng rọc để di chuyển qua lại. Hầu hết những ai chứng kiến cảnh liều mình này đều không khỏi rùng mình vì sự nguy hiểm gần như chực chờ trên đó.

    Theo ông Nguyễn Duy Tư, cán bộ kế hoạch xã Ea Huar, phần lớn rẫy canh tác của bà con nơi đây đều nằm bên kia suối Ea Rếch, để sang tận nơi làm việc họ buộc phải đu mình trên sợi cáp thép nối hai bên bờ suối. Vào mùa khô, suối rất cạn nên chỉ cần xắn quần có thể lội qua dễ dàng nhưng vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về, dòng suối phình to hơn 15m, sâu 3 – 4m, nước chảy rất xiết và trở nên hung hãn khó lường.

    Cách liều mình trước miệng "hà bá" biết là tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhưng đây gần như là con đường được người dân sử dụng nhiều nhất vì nếu đi vòng tránh suối họ phải đi tận 15km mới đến nơi. Được biết, ngay cả cán bộ xã muốn khảo sát ruộng rẫy, đất đai cũng phải qua suối bằng dây cáp. Di chuyển bằng cây “cầu tạm cáp treo” đã mấy năm nay tuy may mắn chưa có thiệt hại nào về người, nhưng tình trạng người bị thương, té ngã, xây xát vẫn là chuyện thường như cơm bữa.

    Dân “làm xiếc” với cầu cáp treo vượt suối

    Đu dây qua sông tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, nhưng đây là con đường duy nhất của người dẫn mỗi khi lũ về . Ảnh: K.H

    Một người dân ở xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn cho biết, không chỉ người dân qua suối bằng cáp treo, mà ngay cả những vật dụng như dụng cụ sản xuất, phân bón hay thậm chí là cả xe máy cũng qua suối bằng cáp treo. 

    Muốn đưa xe máy qua suối, họ chỉ cần cột chiếc xe vào dây cáp treo và dùng một ròng rọc phụ để kéo. Tuy nhiên, nếu không biết điều khiển, khi qua cáp xe rất dễ bị trôi ngược trở lại. Trước đây, có một cầu tạm bắc qua suối Ea Rếch nhưng đã bị lũ lớn đẩy trôi, nhiều lần cầu đã được làm lại nhưng vẫn bị trôi nên họ kéo dây cáp để qua suối.

    Trao đổi về vấn đề trên, ông Trần Văn Hải, Chánh văn phòng UBND xã Ea Huar cho biết, UBND xã đã có tờ trình đề nghị UBND huyện Buôn Đôn và Sở GT - VT Đắk Lắk hỗ trợ kinh phí xây cầu dân sinh phục vụ cho khoảng 600 hộ dân canh tác gần 2.000 ha đất bên kia suối Ea Rếch, đã có các ngành chức năng về tận xã khảo sát nhưng đến khi nào triển khai thì người dân vẫn phải chờ.

    Được biết, hiện cả tỉnh Đắk Lắk có đến đến 300 cầu tạm, cầu khỉ qua sông suối. Không chỉ riêng ở xã Ea Huar mà nhiều năm nay tình trạng “cầu tạm cáp treo” để qua suối cũng diễn ra tương tự ở xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông (Đắk Lắk). Tại đây,để sang bên kia sông Krông Na làm việc hoặc vận chuyển hàng hóa, người dân xã Hòa Lễ cũng phải đu trên đoạn dây cáp bắc ngang sông như phim, bất chấp những nguy hiểm có thể dẫn đến chết người. Để có thể vận chuyển thêm hàng hóa, người dân còn thiết kế thêm chiếc lồng sắt khá rộng, phía trên có 2 bánh để dễ dàng di chuyển trên dây cáp.

    Dù biết, cách liều mình trước miệng "hà bá" bằng việc đu dây qua sông luôn tiềm ẩn nguy hiểm, có thể gây tai nạn chết người, nhưng đây là con đường duy nhất của người dân mỗi khi lũ về.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dan-lam-xiec-voi-cau-cap-treo-vuot-suoi-a45930.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan