+Aa-
    Zalo

    Dân đói, ruộng bỏ hoang, quan xã "tắt đèn, đóng cửa"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Báo Đời sống và Pháp luật nhận được đơn kêu cứu của các hộ dân xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín khi phản ánh về sự bất cập trong chủ trương “Dồn điền đổi thửa”.

    (ĐSPL) – Những ngày qua báoĐời sốngPháp luật liên tục nhận được đơn kêu cứu của các hộ dân thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội khi phản ánh về sự bất cập trong chủ trương “Dồn điền đổi thửa”.
    Công cuộc “Dồn điền đổi thửa” không thành công, người dân rơi vào cảnh ruộng mới thì không có, ruộng cũ bị phá tan hoang.Trong quá trình triển khai, nhiều quyết định của chính quyền địa phương đã bị người dân phản đối vì cho rằng thiếu khách quan, dân chủ, có sai phạm.
    Nghe tin thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về “Dồn điền đổi thửa” tại quê nhà, người dân thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội vô cùng phấn khởi, hưởng ứng bởi trong thâm tâm họ luôn tin rằng, nếu thực hiện thành công thì họ sẽ không phải canh tác trên nhiều mảnh diện tích nhỏ lẻ nữa, sức lao động sẽ được giảm đi, việc sản xuất lúa sẽ không còn vất vả. Nhưng trong quá trình đi vào triển khai thực hiện chủ trương “Dồn điền đổi thửa”, những quyết định vô lý, thiếu công bằng, thiếu dân chủ của cấp ủy, chính quyền địa phương đã gây bức xúc cho người dân, khiến người dân phản đối và việc thực hiện chủ trương hoàn toàn thất bại.
    Theo người dân thôn Gia Phúc kể, thực hiện chủ trương “Dồn điền đổi thửa”, cấp ủy và chính quyền địa phương thôn Gia Phúc đã họp bàn với nhân dân trong thôn, theo đó mọi xứ đồng đều phải dỡ ra để phục vụ cho việc dồn điền đổi thửa nhưng riêng 02 khu vực xứ đồng rìa làng phía Đông và phía Tây thì sẽ không phải dỡ ra mà UBND xã cho vào quỹ đất 2. Tuy nhiên, tại cuộc họp tất cả người dân trong thôn đều không đồng ý với phương án trên và yêu cầu phải dỡ bỏ mọi xứ đồng của thôn, không được trừ một xứ đồng nào, vì người dân cho rằng, thực tế tại 02 xứ đồng phía Đông và Tây có một số gia đình có quan hệ họ hàng thân thiết với Tiểu ban Dồn điền đổi thửa và cán bộ xã đã lấn chiếm và sử dụng đất sai mục đích (đã xây nhà, làm ao, vườn,...).
    Một người dân bức xúc trao đổi :“Khó ở chỗ, một số gia đình đã xây nhà, làm vườn, ao,... trái phép trên khu vực 2 xứ đồng phía Đông và phía Tây của thôn, bây giờ nếu tổ chức bốc thăm một cách dân chủ, trường hợp người dân khác mà bốc phải thửa đất của các gia đình đã xây nhà, làm vườn, ao,... kia thì làm thế nào? Chẳng nhẽ phá nhà người ta ra mà trồng lúa à?”.
                 Ruộng bỏ hoang ở thủ đô do cán bộ cố tình sai phạm?
    Người dân bức xúc khi kể về sự tắc trách của "quan xã"
    Hơn thế nữa, theo phản ánh của người dân thôn Gia Phúc, khoảng tháng 10/2013, cán bộ thôn Gia Phúc tự ý cho người xuống đào đắp bờ vùng, bờ thửa khi chưa họp dân về công tác dồn điền, đổi thửa  nên bị người dân phản đối. Chưa kể, theo phương án dồn điền đổi thửa của địa phương thì quỹ đất I (đất giao lâu dài theo Nghị định 64/CP ngày 27-9-1993) được "rũ ra" để dồn lại.
    Đặc biệt, việc cán bộ thôn Gia Phúc yêu cầu cắt mỗi sào ruộng một diện tích đất nhất định để làm đường, công trình, nhưng khi bị người dân phản đối thì diện tích cắt đất giảm dần, cụ thể lần 1 cắt 1,5 "miếng", lần 2 giảm còn 1 "miếng" và lần 3 còn 0,46 "miếng" (1 "miếng" bằng 36m2) và cuối cùng không cắt mà vẫn đủ diện tích làm bờ vùng, bờ thửa… khiến người dân hoài nghi về cách làm của Tiểu Ban Dồn điền đổi thửa.
    Kết quả là đến ngày 24/1/2014, cấp ủy và chính quyền địa phương đã phải công bố dừng lại việc “Dồn điền đổi thửa” và yêu cầu ruộng nhà ai nhà đó cấy. Tuy nhiên, do quá trình đào, đắp bờ khi chưa được sự đồng ý của dân nên có hiện tượng nhiều gia đình ruộng đã bị đắp thành bờ hết, một số gia đình còn ruộng nhưng do bị đào đất để đắp bờ nên ruộng trở thành cái ao khiến người nông dân nơi đây không thể triển khai cấy được.
    Những người dân nơi đây than phiền rằng: “Gia đình thì chỉ trông vào cây lúa, bây giờ đã quá vụ mùa cả làng phải bỏ ruộng do không thể cấy được, vậy lấy gạo đâu để mà ăn, chắc là sẽ chết đói mất”.
    Để tìm hiểu, xác minh đúng những thông tin do người dân cung cấp, phóng viên báo Đời sống và Pháp luật đã nhiều lần đến tận trụ sở UBND xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội để liên hệ làm việc tuy nhiên đều không thể gặp được lãnh đạo xã, bởi lúc nào cánh cửa phòng của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Xã đều tắt đèn và đóng cửa chặt.
    Loan Hoàng
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dan-doi-ruong-bo-hoang-quan-xa-tat-den-dong-cua-a24005.html
     Cán bộ xã “tham ô” tiền chính sách

    Cán bộ xã “tham ô” tiền chính sách

    Người dân xã Hoá Hơp, huyện Minh Hoá (Quảng Bình) rất bất bình về việc một cán bộ của UBND xã có hành vi tham ô tiền chính sách nhưng chỉ bị chấm dứt hợp đồng lao động mà không hề bị đề nghị xử lý nghiêm về mặt hình sự.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
     Cán bộ xã “tham ô” tiền chính sách

    Cán bộ xã “tham ô” tiền chính sách

    Người dân xã Hoá Hơp, huyện Minh Hoá (Quảng Bình) rất bất bình về việc một cán bộ của UBND xã có hành vi tham ô tiền chính sách nhưng chỉ bị chấm dứt hợp đồng lao động mà không hề bị đề nghị xử lý nghiêm về mặt hình sự.