+Aa-
    Zalo

    Cựu Thủ tướng Đức Merkel bảo vệ quyết định ngăn Ukraine gia nhập NATO vào năm 2008

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cựu thủ tướng Đức Angela Merkel đã bảo vệ quyết định ngăn Ukraine gia nhập NATO vào năm 2008, bác bỏ lời chỉ trích của Tổng thống Volodymyr Zelensky.

    Ngày 4/4 (giờ địa phương), Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel lần đầu công khai lên tiếng về vấn đề Ukraine. Trong đó, bà đã bảo vệ quyết định ngăn Ukraine gia nhập NATO vào năm 2008 và bác bỏ những lời chỉ trích từ Tổng thống Volodymyr Zelensky trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Nga đang ảnh hưởng nặng nề tới di sản 16 năm lãnh đạo Đức của bà. 

    Trước đó, một bài phát biểu trong đêm của Tổng thống Zelensky đã mô tả một "tính toán sai lầm" trong quyết định do Pháp-Đức dẫn đầu tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Bucharest khi không kết nạp Ukraine vào liên minh NATO bất chấp sự thúc đẩy từ Mỹ. 

    Theo đó, trong bài phát biểu, ông Zelensky đã nói với cựu thủ tướng Đức: "Tôi mời bà Merkel và ông (Nicolas) Sarkozy đến thăm Bucha và xem chính sách nhượng bộ với Nga đã dẫn đến điều gì trong 14 năm". 

    Đồng thời, tổng thống Ukraine cũng chỉ trích các nhà lãnh đạo châu Âu từng tìm cách xoa dịu Nga bằng lập trường của họ khi đó.

    Lên tiếng về những vấn đề này, Tuy nhiên, người phát ngôn của bà Angela Merkel cho biết bà "đứng trước các quyết định của mình liên quan đến hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2008 ở Bucharest". 

    Phía Đức cho rằng còn quá sớm để Ukraine gia nhập NATO vào năm 2008 vì họ nhận thấy rằng các điều kiện chính trị không được đáp ứng tại thời điểm đó.

    cuu thu tuong merkel
    Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters 

    Được biết, bà Merkel, người đã rút lui khỏi chính trường vào cuối năm ngoái sau 4 nhiệm kỳ cầm quyền liên tiếp, từng được ca ngợi là nhà lãnh đạo của thế giới tự do. Nhưng cuộc chiến dịch quân sự tại Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bộc lộ những sai sót trong di sản của bà, với những người chỉ trích cho rằng bà đã khiến Đức và châu Âu dễ bị tổn thương với chính sách mềm mỏng với ông chủ Điện Kremlin.

    Dưới sự giám sát đặc biệt là sự phụ thuộc của Đức vào năng lượng của Nga, chiếm 36% tổng lượng khí đốt nhập khẩu vào năm 2014 nhưng đã tăng lên 55% vào thời điểm xảy ra xung đột ngày 24/2/2022. Sự phụ thuộc vào sức mạnh của Nga đã khiến Berlin không thể ủng hộ hoàn toàn lời kêu gọi của Mỹ và các đồng minh về việc áp đặt một lệnh cấm vận năng lượng hoàn toàn đối với Moscow.

    Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier, người từng giữ chức ngoại trưởng trong hai nội các của cựu Thủ tướng Merkel, hôm 4/4 thừa nhận rằng ông đã mắc "sai lầm" khi thúc đẩy Nord Stream 2, đường ống gây tranh cãi được xây dựng nhằm tăng gấp đôi lượng khí đốt nhập khẩu của Nga sang Đức.

    Ông chia sẻ: "Việc tôi tuân thủ Nord Stream 2 rõ ràng là một sai lầm. Chúng tôi đang giữ những cầu nối mà Nga không còn tin tưởng và do đó các đối tác của chúng tôi đã cảnh báo chúng tôi".

    Mỹ và các thành viên EU như Ba Lan đã phản đối sâu sắc đường ống trị giá 10 tỷ euro (12 tỷ USD) đi qua Ukraine, tước đi phí vận chuyển khí đốt của Kyiv.

    Sau khi kiên quyết bảo vệ dự án Nord Stream 2 trong quá trình xây dựng, Đức cuối cùng vẫn phải quyết định tạm dừng dự án này vô thời hạn vì Nga mở chiến dịch quân sự.

    Giống như bà Merkel, ông Steinmeier đã vấp phản đối về dự án đường ống trên. Thừa nhận tính toán sai lầm của mình, Tổng thống Steinmeier cho biết: "Giống như những người khác, tôi đã sai". 

    Minh Hạnh (Theo AFP)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cuu-thu-tuong-duc-merkel-bao-ve-quyet-dinh-ngan-ukraine-gia-nhap-nato-vao-nam-2008-a533248.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan