+Aa-
    Zalo

    Tên lửa Anh lộ "nhược điểm chí mạng" sau khi bắn hạ trực thăng Nga ở Ukraine

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau khi tên lửa Starstreak bắn hạ thành công trực thăng Mi-28N của Nga, truyền thông Anh lại bất thường tiết lộ "nhược điểm chí mạng" của nó.

    Theo Sina, một video xuất hiện trên mạng xã hội mới đây cho thấy, một trực thăng chiến đấu Mi-28N của quân đội Nga đã bị bắn hạ bởi hỏa lực mặt đất ở khu vực Luhansk, Ukraine.

    Có ý kiến ​​cho rằng, không phải tên lửa phòng không vác vai Stinger quen thuộc của Mỹ thực hiện thành công vụ đánh chặn này, mà là tên lửa phòng không Starstreak của Anh.

    ten lua anh lo nhuoc diem chi mang sau khi ban ha truc thang nga o ukraine 01
    Hình ảnh chiếc trực thăng chiến đấu Mi-28N của Nga bị bắn hạ. Ảnh: Sina

    Tuy nhiên, điều khó hiểu là sau khi tên lửa Anh thực hiện vụ tấn công thành công trên, truyền thông nước này lại bất thường tiết lộ "nhược điểm chí mạng" của nó.

    Tờ "Daily Mail" của Anh cho biết, đoạn video trên mạng xã hội cho thấy chiếc trực thăng Mi-28N của Nga bị trúng tên lửa vào đuôi, sau đó gãy đôi và rơi xuống đất. Theo báo cáo, nhiệm vụ tấn công được thực hiện bởi tên lửa Starstreak, tên lửa phòng không tầm ngắn bay nhanh nhất trên thế giới.

    Đây cũng là chiến công đầu tiên thu được của tên lửa Starstreak, cũng là chiếc Mi-28N đầu tiên của Nga bị mất ở Ukraine. Tuy nhiên, do được thiết kế chống va đập tốt nên phi công của chiếc trực thăng Mi-28N đã sống sót và nhanh chóng được quân đội Nga giải cứu.

    Starstreak là tên lửa phòng không vác vai do Anh tự nghiên cứu và sản xuất. Đây là mẫu tên lửa vác vai nhanh nhất thế giới với vận tốc sau khi khai hỏa lên tới 5.000 km/giờ. Tên lửa có tầm bắn 7.000m, chuyên tấn công máy bay và trực thăng ở tầm thấp.

    Kết cấu đạn đánh chặn của Starstreak cũng rất phức tạp với 2 tầng phóng, với động cơ giai đoạn đầu tương đối nhẹ đẩy tên lửa ra khỏi nòng khi phóng. Sau khi tên lửa bay được khoảng 4 mét, động cơ giai đoạn 2 phát cháy và quá trình đốt cháy dữ dội trong thời gian ngắn có thể đẩy tốc độ của tên lửa lên Mach 4 (gấp 4 lần tốc độ âm thanh), rút ​​ngắn đáng kể thời gian tấn công và khiến mục tiêu không kịp phản ứng.

    ten lua anh lo nhuoc diem chi mang sau khi ban ha truc thang nga o ukraine 02
    Tên lửa Starstreak của Anh. Ảnh: Sina

    Ngoài ra, Starstreak sử dụng cơ chế dẫn đường bám chùm tia laser thay vì cơ chế dẫn đường hồng ngoại thụ động thường được sử dụng cho các tên lửa phòng không vác vai khác. Đạn tên lửa bám theo chùm laser chiếu xạ để tự hiệu chỉnh quỹ đạo bay tấn công mục tiêu, dẫn đến việc Mi-28N của Nga dù được trang bị hệ thống phòng không cũng "hoàn toàn không thể đáp trả".

    Điều đáng nói, đầu đạn của tên lửa Starstreak cũng rất đặc biệt, gồm 3 viên đạn làm bằng hợp kim vonfram. Khi tiếp cận mục tiêu tốc độ cao, mỗi viên đạn như một tên lửa nhỏ này được giải phóng và sử dụng động năng sẵn có xuyên thẳng vào mục tiêu, rồi kích nổ đầu đạn và phá hủy chúng.

    Theo phía Anh, tầm chiến đấu hiệu quả của Starstreak là 300 mét đến 7.000 mét, với tỷ lệ bắn trúng một phát cao tới 96%.

    Ngoài ra, tên lửa Starstreak thậm chí còn có khả năng phá giáp nhất định, đạn hợp kim vonfram bay tốc độ cao đủ sức xuyên thủng các phương tiện bọc thép hạng nhẹ.

    Tuy nhiên, Daily Mail cho rằng chính sự hiện đại của Starstreak cũng có thể là "nhược điểm chí mạng", bởi người sử dụng đòi hỏi phải được huấn luyện chuyên nghiệp lâu dài.

    Trong thực chiến, các nhiệm vụ như pháo hạm phục kích bộ binh là cực kỳ nguy hiểm và nếu phục kích không thành công, họ có khả năng bị giết trong một cuộc tấn công trả đũa đáng kinh ngạc của đối thủ.

    ten lua anh lo nhuoc diem chi mang sau khi ban ha truc thang nga o ukraine 03
    Tên lửa Starstreak đòi hòi người sử dụng phải được đào tạo chuyên nghiệp trong thời gian dài. Ảnh: Sina

    Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace khi tuyên bố chuyển giáo tên lửa Starstreak cho Ukraine hồi đầu tháng 3, cũng cho biết: "Một trong những thách thức lớn nhất của việc sử dụng Starstreak là cần phải được đào tạo chuyên nghiệp lâu dài, bởi vì hệ thống vũ khí càng phức tạp thì càng phải đào tạo nhiều hơn để sử dụng chúng".

    Ông cho biết thêm rằng nhóm binh sĩ Ukraine đầu tiên hiện đã hoàn thành khóa huấn luyện và có thể sử dụng tên lửa Starstreak ở chiến trường.

    Hoa Vũ (Theo Sina)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ten-lua-anh-lo-nhuoc-diem-chi-mang-sau-khi-ban-ha-truc-thang-nga-o-ukraine-a533211.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tên lửa tấn công dữ dội vào thành phố phía Tây Ukraine

    Tên lửa tấn công dữ dội vào thành phố phía Tây Ukraine

    Các nhà chức trách thành phố không cung cấp địa điểm chính xác của những địa điểm bị tấn công nhưng cho biết cơ sở hạ tầng quan trọng đã bị hư hại, đốt cháy kho nhiên liệu và làm nổ tung cửa sổ của một tòa nhà trường học.