Hơn 3 tháng nay, anh T. (37 tuổi, TP.HCM) phát hiện nước tiểu thỉnh thoảng có kiến bu nhưng không bận tâm nhiều. Gần đây, sau khi anh uống trà sữa, ăn bánh ngọt thì bị tê chân phải, ngày hôm sau khó cử động, tê nửa người nên nhập viện cấp cứu.
Kết quả chụp chiếu ghi nhận bệnh nhân đột quỵ não. Chỉ số HbA1c (xét nghiệm đánh giá lượng đường trong máu trong 2-3 tháng qua) gần 11%, cao gần gấp đôi người bình thường.
BS.CKI Hồ Ngọc Bảo, khoa Cấp cứu, kết luận người bệnh bị đột quỵ não do biến chứng tiểu đường, theo VNExpress.
Anh Tùng chia sẻ, cha của anh bị tiểu đường. Anh có tìm hiểu bệnh và tập thể dục thường xuyên nhưng không nghĩ cũng mắc bệnh này.
Đây là bệnh nhân thứ hai bị đột quỵ do biến chứng tiểu đường được Bệnh viện Tâm Anh tiếp nhận trong vòng ba ngày qua. Bác sĩ Nguyễn Hoàng Khương (khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM) cho biết bệnh nhân Vinh, 47 tuổi, với triệu chứng tương tự anh Tùng, chẩn đoán đột quỵ, tiểu đường type 2 với đường trong máu tăng cao 200 mg/dL (người bình thường từ 70-100 mg/dL), HbA1c gần 8%.
Trong tháng 6, bệnh viện cũng tiếp nhận 4-5 người dưới 50 tuổi đột quỵ kèm đường huyết tăng cao nhưng không biết mắc bệnh trước đó.
Báo Thanh Niên dẫn lời Bác sĩ CKII Trần Thùy Ngân (khoa Nội tiết - Đái tháo đường) cho biết cả hai bệnh nhân được điều trị đột quỵ não bằng thuốc kháng kết tập tiểu cầu kép, hạ mỡ máu, bổ não và tiêm insulin đưa đường huyết về mức ổn định. Người bệnh được hướng dẫn chế độ ăn và vận động phù hợp khi xuất viện.
"Để giảm nguy cơ đột quỵ, người bệnh còn cần kiểm soát đường huyết và duy trì lối sống lành mạnh như có chế độ ăn hợp lý, tốt nhất chỉ nên ăn 3 bữa chính, có thể ăn thêm các bữa phụ nếu thấy đói, chọn tinh bột không qua tinh chế nhiều, ăn nhiều chất xơ, giảm lượng muối ăn, uống đủ nước, hạn chế thức ăn nhanh và đồ chế biến sẵn", bác sĩ Ngân khuyến cáo.
Người bệnh tiểu đường cũng có các yếu tố nguy cơ khác gây đột quỵ như: huyết áp cao, béo phì, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu, gia đình có người đột quỵ, hút thuốc lá...
Người tập thể dục thường xuyên vẫn có thể mắc bệnh tiểu đường. Để giảm nguy cơ đột quỵ, người bệnh còn cần kiểm soát đường huyết và duy trì lối sống lành mạnh như có chế độ ăn hợp lý, tốt nhất chỉ nên ăn 3 bữa chính, có thể ăn thêm các bữa phụ nếu thấy đói, chọn tinh bột không qua tinh chế nhiều, ăn nhiều chất xơ, giảm lượng muối ăn, uống đủ nước, hạn chế thức ăn nhanh và đồ chế biến sẵn.
Thu Hương(T/h)