+Aa-
    Zalo

    Cuộc sống bất hạnh của cô gái có 2 bộ phận sinh dục cả nam và nữ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Từ khi sinh ra, Tiểu Dân đã có cả bộ phận sinh dục nam và nữ, cô vừa có bộ ngực đẫy đà của một người con gái, nhưng cũng phát triển cả yết hầu đầy nam tính.

    (ĐSPL) - Từ khi sinh ra, Tiểu Dân đã có cả bộ phận sinh dục nam và nữ, cô vừa có bộ ngực đẫy đà của một người con gái, nhưng cũng phát triển cả yết hầu đầy nam tính của con trai; ngón tay của cô nhỏ nhắn như búp măng, nhưng giọng nói lại ồm ồm như con trai…

    Cô gái lưỡng tính 21 tuổi: “Vừa chào đời tôi đã bị mẹ bỏ rơi”
    Tiểu Dân xấu hổ trốn vào phòng mặc chiếc áo nữ mới mua (Ảnh: Trần Văn Tài).
    Cô gái lưỡng tính 21 tuổi: “Vừa chào đời tôi đã bị mẹ bỏ rơi”
    Vì cấu tạo cơ thể đặc biệt của bản thân nên Tiểu Dân thường rất trầm lặng, ít nói (Ảnh: Trần Văn Tài).
    Cô gái lưỡng tính 21 tuổi: “Vừa chào đời tôi đã bị mẹ bỏ rơi”
    Trong quá trình phỏng vấn, Tiểu Dân gượng gạo kéo nhẹ dây áo lót (Ảnh: Trần Văn Tài).
    Cô gái lưỡng tính 21 tuổi: “Vừa chào đời tôi đã bị mẹ bỏ rơi”
    Ngồi trước gương, “Cô gái yêu cái đẹp” đang chăm chú chỉnh lại mái tóc rối của mình (theo: nanduwang).
    Cô gái lưỡng tính 21 tuổi: “Vừa chào đời tôi đã bị mẹ bỏ rơi”
    Tiểu Dân có đôi bàn tay rất nhỏ nhắn (Ảnh: Trần Văn Tài).

    Tiểu Dân im lặng ngồi xuống ghế, một mái tóc ngắn gọn gàng che đi đôi lông mày của cô gái, đối diện với phóng viên, cô ấy dường như không biết phải trả lời như thế nào, chỉ cúi đầu im lặng, hoặc thi thoảng nói vài ba câu ngắn ngủi. Từ khi sinh ra, Tiểu Dân đã có cả bộ phận sinh dục nam và nữ, cô vừa có bộ ngực đẫy đà của một người con gái, nhưng cũng phát triển cả yết hầu đầy nam tính của con trai; ngón tay của cô nhỏ nhắn như búp măng, nhưng giọng nói lại ồm ồm như con trai.

    Đặc điểm sinh lý lưỡng tính tồn tại hài hòa trên cơ thể trẻ trung của cô gái 21 tuổi, đây chính là khác biệt lớn nhất giữa cô với những người bình thường khác. Đặc trưng sinh lý này đã làm rối loạn cuộc sống của cô 21 năm, cũng khiến cô phải đối mặt với những nụ cười chế giễu, những nhục nhã và những lần bị đánh mắng.

    Vừa sinh ra đã bị mẹ bỏ rơi

    Mùa thu năm 1993, Tiểu Dân đến với thế giới này – Sự chào đời của cô vừa pha lẫn sự an bài, cũng đồng thời đã định sẵn đó là một cuộc đời bất hạnh. Mẹ vì ăn không ngồi rồi nên bị nhà chồng chán ghét, trong lúc tức giận bà đã bỏ nhà ra đi. Bà đã đến thôn Cung Pha, thị trấn Điện Thành, huyện Điện Bạch, thành phố Mậu Danh (Trung Quốc), đây chính là quê hương của cha ruột Tiểu Dân – ông Dị Á Bản. Ông Dị, người đàn ông ngoài 40 đã nên duyên với người đàn bàn bỏ nhà ra đi, sau đó bà mang thai Tiểu Dân.

    Cái thai trong bụng ngày càng phát triển, người đàn bà bỏ nhà sau nhiều ngày đã được chồng tìm thấy, đồng thời phải quay trở về nhà, ông Dị cũng vì thế mà phải quay về với cuộc sống độc thân hơn 40 năm của mình. Người dân sống cùng làng, bà Dị cho biết, Tiểu Dân đã không được sinh ra bên cha ruột của mình. Người đàn bà ấy không lâu sau đã sinh Tiểu Dân ở nhà của người chồng khác, vì bị ruồng bỏ do có cả bộ phận sinh dục nam và nữ, bà mẹ bèn đem con gửi về với cha đẻ của đứa trẻ - ông Dị Á Bản. Trước khi tới Thâm Quyến, Tiểu Dân và cha ruột của mình đã sinh sống trong ngôi làng nhỏ này 21 năm.

    “Những đứa trẻ ở ngoài đường đều có thể bắt nạt nó”.

    Quá trình trưởng thành của Tiểu Dân dường như phải kết bạn với những lời châm biếm và sự kỳ thị, kể từ ngày ông Dị đón đứa trẻ này về, nhiều người cùng thôn đều khuyên ông bỏ nó đi. Nhưng ông Dị đều không để tâm, ông kiên trì dùng số tiền thu nhập ít ỏi của mình để nuôi nấng đứa bé trưởng thành. Bà Dị nói với phóng viên rằng, từ khi ông Dị nuôi nấng Tiểu Dân, tiếng nói của ông ấy ở trong thôn không còn mạnh bạo và hùng hổ như trước nữa, thỉnh thoảng cũng nóng nảy rồi đánh mắng Tiểu Dân.

    Mà tuổi thơ của Tiểu Dân dường như đã trở thành đối tượng để người trong thôn chỉ trích, “Hầu như đứa trẻ con biết nói biết đi nào cũng đều có thể bắt nạt con bé”, bà Dị nói, những đứa trẻ hàng xóm trong thôn đều nghĩ Tiểu Dân là “ quái vật”, hoặc là trốn tránh xa lánh nó, không thì cũng sỉ nhục đánh mắng nó. Ở trong thôn, Tiểu Dân còn có một biệt danh mà ai ai cũng biết đó là “em Bản”, Vì cha cô tên là Dị Á Bản, cho nên hầu như gọi người đều gọi cô như vậy, chính là vì nghe còn giống như gọi con trai. Nhưng trong chứng minh thư của Tiểu Dân, mục giới tính của cô vẫn được ghi là “Nữ”.

    Tiểu Dân ngày một lớn và bước vào tuổi dậy thì, đặc điểm nam và nữ trên cơ thể cô biểu hiện ngày càng rõ. Yết hầu bắt đầu nhô lên, ngực ngày càng đầy đặn hơn. Sau khi tới Thâm Quyến, Tiểu Dân sống trong nhà của bà Dị, bà cũng coi cô như con gái, trước kia ở trong thôn, có rất nhiều bố mẹ trong lúc dạy con mình đã nói những câu như kiểu “Nếu con không nghe lời thì sau này con sẽ phải lấy em Bản”. Dù Tiểu Dân liên tục giữ im lặng nhưng có lúc cũng cắt ngang lời phóng viên cho biết, trong làng có một số đàn ông lớn tuổi có thể sờ ngực cô: “Tôi không muốn, nên mới trốn tránh”.

    Cô gái lưỡng tính 21 tuổi: “Vừa chào đời tôi đã bị mẹ bỏ rơi”
    Sau khi câu chuyện của Tiểu Dân lên báo, mọi người dân trong làng đều biết. Trên đường có thể bắt gặp những đứa trẻ đang trêu chọc cô, khiến cô rất buồn phiền (Ảnh: Sưu tầm).

    Theo lời bà Dị, họ cũng thử đưa cô đến bệnh viện để cứu chữa, “Nhưng bác sĩ bệnh viện của huyện nhỏ này nói rằng con bé đã quá độ tuổi trị liệu rồi, hơn nữa dù có chữa trị thì cũng tốn rất nhiều tiền, sau này thì cũng sống chết mặc bay thôi”.

    Tâm lý giới tính khó phân rõ

    Trong thời gian được phỏng vấn, Tiểu Dân dường như không nhận thức rõ được về tâm lý giới tính, bà Dị thừa nhận, ngày trước có rất nhiều việc phải dùng tới tiền, nên cần đưa Tiểu Dân đi mua vài bộ quần áo mới, Tiểu Dân tới chợ lại cứ chỉ chọn những bộ quần áo có kiểu dáng của con trai. Nhờ vào những gợi ý của bà Dị, cuối cùng cô cũng chọn được một chiếc áo phông nữ và một chiếc váy ngắn.

    Cô gái lưỡng tính 21 tuổi: “Vừa chào đời tôi đã bị mẹ bỏ rơi”
    Những phiền phức của những đặc điểm lưỡng tính mang đến cho cô gái 21 tuổi, cô hy vọng nhận được sự giúp đỡ của xã hội, để trở về cuộc sống như những người bình thường khác (Ảnh:ST).

    Khi được hỏi rằng muốn trở thành con trai hay con gái, Tiểu Dân mới ngại ngùng nói rằng muốn được làm con trai. Nhưng khi được hỏi rằng cô thích kiểu dáng quần áo nhưng thế nào, cô chỉ ngẩng đầu lên hướng về phía bộ quần áo mới mua đang treo trên giá.

    Bà Dị nói, trong thời gian ở nhà của tôi, Tiểu Dân thường xuyên không phân biệt được khi nào là nam khi nào là nữ, suy nghĩ thay đổi cũng thất thường. “Nhưng trở thành nam hay nữ không phải là điều mà chúng tôi có thể quyết định, chúng tôi cần phải nghe theo ý kiến của bác sĩ”.

    Bà Dị thừa nhận rằng, năm ngoái vì có lần cô bị ốm nặng, trong lúc ở ranh giới giữa cái sống và cái chết đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người, lần này đưa Tiểu Dân tới Thâm Quyến, là hy vọng có thể giúp đỡ cô, càng hy vọng nhận được sự giúp đỡ của xã hội, giúp cô có thể có được cuộc sống của một người bình thường.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cuoc-song-bat-hanh-cua-co-gai-co-2-bo-phan-sinh-duc-ca-nam-va-nu-a45995.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan