Trương Tứ Muội đã phải trốn chui trốn nhủi suốt 3 thập kỷ vì mắc phải căn bệnh vảy cá bẩm sinh. Chỉ đến khi nhà báo nổi tiếng người Đài Loan viết một bài báo kể về cuộc đời của cô thì Tứ Muội mới có cơ hội được chữa bệnh và trả lại cuộc sống đúng nghĩa một con người.
Theo đó, buổi sáng năm 1948, tại một ngôi làng Hồi giáo ở Senzhou, Malaysia, người nông dân nghèo Trương Thu Đàm đang lúi húi làm vườn thì bỗng nhìn thấy một con tê tê.
Biết là loài thú quý hiếm, ông đã cố đuổi theo để bắt lấy con vật. Nghe tiếng ông Đàm hô hoán, bà Trương vợo hơn 4 tháng cũng chạy ra phụ chồng một tay.
Con tê tê chạy trốn vào trong hang, bà Trương bèn nghĩ ra cách đốt lửa hun khói, hy vọng là vì ngộp mà nó sẽ chui ra. Chẳng ngờ đợi mãi, con vật không hề xuất hiện và có lẽ nó cũng đã bị khói hun chết mất rồi, hai vợ chồng họ Trương chán nản quay về nhà.
5 tháng sau bà Trương chuyển dạ và sinh con ngay tại nhà. Ngay giây phút nhìn thấy đứa bé lọt lòng mẹ, bà Trương đã hét lên một tiếng thất thanh rồi ngất lịm đi vì cảnh tượng quá kinh khủng.
Đứa bé gái toàn thân bao phủ bởi một lớp vảy bóng lưỡng, cơ thể co quắp lại hệt như một con tê tê. Ký ức ngày xưa bỗng ùa về khiến bà Trương thật sự tin rằng, bản thân đã mắc phải một "lời nguyền độc địa" khi giết chết con tê tê.
Chuyện nhà họ Trương đẻ ra "quái vật" nhanh chóng bị đồn ra khắp làng. Chính vì tin vào câu chuyện "lời nguyền tê tê", người dân xung quanh lo sợ đứa bé là điềm xui rủi có thể khiến cho cả làng gặp tai họa và bệnh tật.
Không những thế dân làng còn đòi vợ chồng họ Trương giao con gái ra. Để con được an toàn, ông Trương quyết định lén lút giấu con gái trong căn phòng giấu kín và nói với dân làng rằng con gái họ đã chết.
Suốt 34 năm sau đó, Trương Tứ Muội phải sống một cuộc đời cô độc trong bóng tối.
Tới khoảng tháng 3/1982, một số dân làng đã phát hiện ra Trương Tứ Muội trong nhà. Tuy nhiên lúc này người dân cũng cảm thấy Tứ Muội chỉ là vẻ ngoài khác người vì bệnh tật chứ không hề có khả năng gây hại đến ai nên họ đã bắt đầu chấp nhận cô.
Lần đầu tiên trong cuộc đời, Trương Tứ Muội mới dám bước chân ra khỏi nhà mà không phải nơm nớp lo sợ sẽ bị dân làng truy bắt. Người phụ nữ ngoài 30 có chiếc đầu trọc lóc, toàn thân đóng vẩy trắng, đỏ, bong tróc và bóng lưỡng.
Mắt của cô xếch hẳn lên một góc 50 độ, không có mí mắt lúc nào cũng trong tình trạng trợn ngược lên. Ngoài vấn đề về thị lực, Tứ Muội còn thường xuyên bị chảy máu do da nứt nẻ liên tục vô cùng đau đớn.
May mắn thay, câu chuyện về hoàn cảnh của Tứ Muội đã được một nhà báo Đài Loan kể lại và nhận được sự đồng cảm từ cộng đồng. Sau đó Tứ Muội đã được một số cá nhân, tổ chức giúp đỡ chữa trị.
Hiện nay, bà Tứ Muội đã 70 tuổi và hiện vẫn sống đơn độc một mình tại một căn nhà nhỏ ở Pampanga.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ cho biết Tứ Muội mắc phải căn bệnh vảy cá bẩm sinh chứ không liên quan đến lời nguyền nào cả, tiếc thay căn bệnh này không có khả năng chữa trị mà chỉ có thể dùng thuốc để hạn chế tình trạng nứt nẻ, giảm đau đớn và khó chịu, giúp cuộc sống của cô dễ dàng và thoải mái hơn một chút.
Được biết bệnh vảy cá bẩm sinh xuất hiện trong những tháng đầu sau sinh, tăng dần cho đén lúc 10 tuổi. Đến tuổi dậy thì bệnh giảm đi và lại tăng lên khi về già.
Biểu hiện của bệnh là khô da, dày da và thường dày sừng ở các lỗ chân lông. Sự bài tiết mồ hôi và chất bã giảm hoặc mất hẳn. Các vẩy thay đổi tùy theo mức độ bệnh. Có thể nhỏ, mỏng như vẩy phấn, cũng có thể dày thẫm màu, cũng có thể rất dày như da rùa. Dựa theo tính chất của vẩy, người ta chia bệnh theo các thể lâm sàng như: da khô nhiễm sắc - đây là thể nhẹ nhất, da khô và bong vẩy mỏng; bệnh vẩy cá đơn giản: vẩy thành miếng dính vào nền da dày, khô cứng và sần sùi; bệnh vẩy cá xà cừ: vẩy rất dày, chủ yếu là ở các chi vẩy óng ánh như xà cừ... Trong các thể nhẹ, toàn trạng bệnh nhân vẫn bình thường, trái lại trong thể nặng bệnh nhân thường chậm phát triển và kém chống đỡ với các bệnh nhiễm khuẩn.
Thu Hằng(T/h)