Dù các cung nữ đến tuổi 25 mới được xuất cung, nhưng họ chưa phải quá già và vẫn đang trong thời kỳ nhuận sắc.
Vào thời phong kiến cổ đại, cung điện là nơi thường được những người bình thường khao khát hướng đến, bởi vì nếu có thể làm việc cho hoàng đế, chí ít họ không cần lo lắng về cơm ăn áo mặc. Thậm chí nếu có tài năng, họ còn có cơ hội được những nhân vật có quyền thế trọng dụng, để có thể trở thành một người có quyền lực.
Do đó, không ít người đàn ông đã không ngần ngại "phá hủy" cơ thể của họ để có thể vào cung điện làm hoạn quan, trong khi một số phụ nữ, dù họ không thể vào tiến cung như các phi tần, nhưng cũng nguyện vào cung để làm nô tỳ giúp việc.
Không thể phủ nhận những đóng góp của những người làm cung nữ thời phong kiến cổ đại. Từ thời nhà Tần đến nhà Thanh, họ có thể nói là một bộ phận lao động đặc biệt và không thể thiếu cho hoàng gia. Tuy công việc chủ yếu là giặt giũ, nấu ăn, quét dọn và hầu hạ cuộc sống của hoàng tộc, nhưng ngoại hình của các cung nữ nói chung không hề tệ một chút nào.
Các cung nữ được tuyển vào cung thường ở độ tuổi 14 15, và các triều đại đương nhiên cũng có chế độ "về hưu" cho họ. Thông thường, các cung nữ có xin xuất cung khi đã đến tuổi 25. Dù độ tuổi này khá muộn để lập gia đình vào thời đại đó, nhưng họ chưa phải quá già và vẫn đang trong thời kỳ nhuận sắc. Vậy tại sao sau khi xuất cung đa số các cung nữ đều không thể lập gia đình?
Đầu tiên, đó là các cung nữ sau một thời gian làm việc trong cung, họ sẽ mắc một căn bệnh đó là "kén chọn".
Mặc dù các cung nữ là những người có thân phận địa vị thấp, nhưng dù gì họ cũng là những người làm việc ở nơi cung điện quyền quý, không phải người bình thường nào cũng vào được.
Hơn nữa, hằng ngày họ đều hầu hạ bên cạnh những người có quyền lực địa vị, đặc biệt là bên cạnh nhưng phi tần xinh đẹp, xúng xính với áo gấm ngọc lụa, thế nên các cung nữ khó tránh việc cảm thấy khí thế quyền quý.
Ngoài ra, sau khi xin xuất cung, các cung nữ cũng được cấp 1 khoản "lương hưu", tuy không nhiều những cũng đủ để họ không thuộc tầng lớp nghèo ngoài xã hội.
Thế nên sau khi trở về dân gian, các cung nữ sẽ có một cái nhìn xem thường với những người đàn ông bình thường mà chờ đợi những gia đình danh giá đến hỏi cưới.
Ngang trái thay, những nhà mà cung nữ muốn được gả vào lại không ngó ngàng đến họ. Đối với những gia đình danh giá, giàu có ở dân gian, những cô gái ở tuổi 25 là quá già. Bởi vào thời phong kiến cổ đại, các thiếu nữ sớm thì kết hôn ở tuổi 12 13, muộn thì 18 19.
Ngoài ra, nhiều năm làm việc trong cung, giờ giấc sinh hoạt đảo lộn, khiến sức khỏe của các cung nữ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn nữa, trong thời gian làm việc, họ khó tránh khỏi phạm phải sai lầm và chịu hình phạt đòn roi nặng nề, nhiều di chứng để lại trên cơ thể. thậm chí không ít cung nữ còn mất đi khả năng sinh sản bởi những hình phạt tàn nhẫn.
Đối với quan niệm kế thừa dòng dõi ở thời phong kiến, việc một cô gái không có khả năng sinh sản là điều khó có thể chấp nhận.
Do đó, dân gian thường không dám hỏi cưới những cung nữ làm vợ, bởi ngoài ngoại hình ra, những người phụ nữ này đều không đáp ứng được bất kỳ điều gì mà mỗi gia đình bình thường cần.
Hoa Vũ (Theo Toutiao)