Công Nguyên thuật ngữ sử dụng để đánh số năm trong Lịch Julius và Lịch Gregorius. CN trong tiếng Việt được vay mượn từ tiếng Trung - là cách gọi tắt của Công lịch kỷ niên.
Như chúng ta đã biết, Công Nguyên (viết tắt là CN) là một niên đại. Chính vì sự tồn tại của CN nên mới có cách nói trước Công Nguyên (TCN) và sau Công Nguyên (SCN). Ngày nay, những gì chúng ta thường nói về năm 2019 hay 2020 thực sự là năm 2019 SCN và 2020 SCN. Để việc sự dụng được phổ biến và dễ dàng, SCN thường được gọi ngắn gọn là CN.
CN là thuật ngữ sử dụng để đánh số năm trong Lịch Julius và Lịch Gregorius. CN trong tiếng Việt được vay mượn từ tiếng Trung - là cách gọi tắt của Công lịch kỷ nguyên.
Ban đầu nó là một cuốn lịch được làm bởi triết gia người Italy Aactsius Lilius để cải cách Lịch Julius. Năm 1582, sau đó là Giáo hoàng Rome Gregory XIII đã chấp thuận nó.
Cách tính của niên đại CN dựa trên sự ra đời của Chúa Jesus là sự khởi đầu của năm theo thời gian. Giai đoạn TCN là những ngày trước khi Chúa Jesus ra đời, còn được gọi là "trước Chúa". Giai đoạn CN là những ngày sau khi Chúa Jesus ra đời, được gọi là "năm của Chúa".
Sau khi được thiết lập, hệ thống tính niên đại kiểu này chỉ được chấp nhận trong một vài quốc gia châu Âu. Mãi đến thế kỷ 14, khái niệm này mới phổ biến rộng rãi ở các nước phương Tây và trở thành một cách tính chính thống.
Sau đó, khi sự bành trướng thuộc địa rộng lớn của đế chế hùng mạnh trên khắp thế giới, cách tính niên đại này bắt đầu lan rộng khắp thế giới và cả các nước châu Á, nơi trước đó tính năm theo triều đại trị vì.
Tại Việt Nam, hiện chưa tìm thấy tài liệu nào xác định cụ thể thời điểm bắt đầu áp dụng chính thức Công lịch kỷ nguyên. Tuy nhiên, có thể tin rằng người Việt bắt đầu biết đến Công lịch từ khi tiếp xúc các giáo sĩ Thiên Chúa châu Âu, và được áp dụng trước tiên ở các tỉnh phía Đông miền Nam, sau khi thực dân Pháp ép triều Nguyễn ký hòa ước ngày 5/6/1862 và thiết lập ngay bộ máy cai trị.
Vậy năm CN thứ 1 thuộc triều đại nào ở Việt Nam?
Thực tế, năm 111 TCN, đội quân của Hán Vũ Đế xâm chiếm nước Nam Việt, tiêu diệt nhà Triệu, đưa Nam Việt vào ách cai trị của Hán, bắt đầu giai đoạn Bắc thuộc lần 1 trong lịch sử Việt Nam.
Mãi đến năm 40 CN, cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã nổ ra ở quận Giao Chỉ, tiếp theo sau đó là các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và các địa phương khác của vùng Lĩnh Nam. Sau 3 năm giành độc lập, do bị cô lập và quân đội chưa tổ chức hoàn thiện nên Hai Bà Trưng bị tướng nhà Hán là Mã Viện đàn áp. Hai Bà Trưng đã tự vẫn trên dòng sông Hát để giữ vẹn khí tiết.
Trong tài liệu lịch sử Trung Quốc cũng ghi chép lại rằng, năm 1 CN, Hán Bình Đế Lưu Khán đăng cơ khi 9 tuổi, sắc phong Vương Mãng làm Đại tư mã phò trợ nhiếp chính.
Như vậy, có thể hiểu được rằng năm CN thứ 1, Trung Quốc cổ đại vẫn ở trong giai đoạn cai trị của triều đại Tây Hán, còn Việt Nam cổ đại đang ở trong thời kỳ Bắc thuộc lần 1.
Hoa Vũ (Theo Toutiao)