Người yêu thích các hiện tượng thiên văn học có cơ hội thứ 2 ngắm “dải lụa”màu sắc của cực quang. Từ rạng sáng ngày 27/02, hiện tượng ánh sáng phương Bắc di chuyển dần về phía Nam nước Anh đã khiến cộng đồng xôn xao trước vẻ đẹp kỳ vĩ. Hiện tượng cực quang chỉ thường xuất hiện tại vùng gần Bắc Cực như Ireland hay bán đảo Scandinavia.
Sự kiện thiên văn này xảy ra do sự tương tác các hạt trong gió mặt trời với từ trường. Mặt trời bức xạ ra ngoài vũ trụ số lượng khổng lồ tạo thành dòng hạt điện. Khi dòng hạt mang điện này tác động đến bầu khí quyển, sẽ ngay lập tức bị chặn tiếp xúc trực tiếp với bề mặt Trái Đất.
Dải ánh sáng đã tô điểm các vùng trời ở Anh thêm sắc hồng và xanh. Hiện tượng kỳ thú này hiếm gặp ở các vùng phía nam Norway, Iceland hay Greenland vì cần có lực từ trường đủ mạnh để di chuyển tới các vùng này.
Các nhà thiên văn học dự báo điểm thích hợp nhất để ngắm hiện tượng này là từ 7h tối đến 4h sáng theo giờ địa phương. Người dân ở phía Bắc bán cầu sẽ có cơ hội ngắm hiện tượng này một cách rõ ràng nhất.
Ít nhất hai dải cực quang được dự đoán sẽ xuất hiện vào 3h51 theo giờ UTC. Bão mặt trời được kỳ vọng sẽ tiếp tục diễn ra trong thứ Ba, theo Trung tâm Dự báo Thời tiết Thiên văn của NOAA.
Bắc Mỹ cũng sẽ xuất hiện cực quang vào tối thứ Bảy ở các vùng như Fairbanks, Alaska, Calgary, Canada.
Theo Meet Office, mặt trời sẽ đạt đến giai đoạn cực đại trong hoạt động từ trường vào năm 2025. Từ bây giờ đến thời điểm đó, sẽ xuất hiện nhiều cực quang hơn. Địa điểm tốt nhất để ngắm hiện tượng thiên văn tuyệt đẹp này là ở khu vực không bị ô nhiễm ánh sáng, và hướng về vùng trời phía Bắc.
Đức Anh (Theo ABC News)