+Aa-
    Zalo

    Củ tam thất cổ: Nặng 3 kg, giá 100 triệu biếu sếp

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Được cho là hàng cực kỳ quý hiếm, loại tam thất hoang (tam thất rừng) với trọng lượng 3kg/củ có giá lên tới 35 triệu đồng/kg

    Được cho là hàng cực kỳ quý hiếm, loại tam thất hoang (tam thất rừng) với trọng lượng 3kg/củ có giá lên tới 35 triệu đồng/kg được rất nhiều người săm mua về làm quá biếu. Tính ra, để mua được 'thần dược' này phải tốn cả trăm triệu

    Hàng hiếm

    Trên thị trường, tam thất trồng hiện có hai loại: củ tươi và củ khô, giá dao động từ 2-3 triệu đồng/kg tùy kích cỡ. Loại dược liệu này rất được ưa chuộng, dùng để ngâm rượu, trộn mật ong, pha nước uống hàng ngày. Theo dân gian, ngoài công dụng giảm stress, tốt cho sức khỏe thì với phụ nữ, tam thất còn làm đẹp da, đen tóc,...

    Anh Trần Thế Cường, chủ một cửa hàng tam thất ở Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, hiện đang là mùa của tam thất tươi ở vùng Hà Giang và Si Ma Cai (Lào Cai). Dùng tam thất tươi sẽ tốt hơn tam thất khô.

    Tuy nhiên, anh Cường tiết lộ còn có một loại tam thất khác nữa gọi là tam thất hoang (tam thất rừng) được khai thác hoàn toàn tự nhiên, giá bán cao gấp đôi giá tam thất trồng nhưng vẫn được rất nhiều người đặt mua.

    Loại tam thất hoang rất giống với sâm Ngọc Linh đang được khách hàng ưu chuộng.

    Cụ thể, tam thất hoang loại 25-30 củ/kg, giá 4-5 triệu đồng/kg; loại có lá mới khai thác được ở trên rừng còn tươi nguyên giá 6 triệu đồng/kg. Riêng với loại củ to từ 0,5-1 kg/củ, giá khoảng 16-18 triệu đồng.

    Đặc biệt, loại khủng với trọng lượng khoảng 3kg/củ có giá trên thị trường lên đến 35 triệu đồng/kg. Đã có lần, anh bán củ tam thất cho người mua làm quà tăng nặng gần 3 kg, Tính ra, để mua được 'thần dược' này phải tốn cả trăm triệu

    Anh Cường cho hay, mặc dù tam thất hoang củ lớn là hàng cực hiếm, phải đặt trước khoảng 15 ngày cho tới 1 tháng mới có, song, khách săn tìm rất nhiều. Mỗi khách thường đặt mua khoảng 2-3 kg một lúc chứ không phải ít.

    Theo anh Cường, tam thất hoang được chia làm 3 loại: trong ruột màu trắng, ruột màu hơi vàng và ruột màu hơi tím giống khoai môn. Nó có hình dáng dài, giống hệt với sâm Ngọc Linh. Thế nhưng, tam thất rừng một năm ra 3 lá nên mắt xấu hơn sâm Ngọc Linh 1 năm ra một lá. Đặc biệt, ăn thử tam thất hoang còn có cảm giác hơi ngứa trong cổ họng. Đây cũng là kinh nghiệm để có thể phân biệt được đâu là tam thất hoang, đâu là sâm Ngọc Linh.

    Anh Nguyễn Tấn Tài ở Nguyễn Khang (Cầu Giấy) chia sẻ, để mua được loại tam thất vip, loại 0,5 kg/củ anh phải đặt từ đầu tháng 9, tới cuối tháng 10 mới có hàng. Thậm chí, anh còn phải chấp nhập mua qua tay thương lái với giá 24 triệu đồng/kg.

    Cẩn thận với tam thất trộn chì

    Anh Cường cũng cho hay, ngoài các loại tam thất trồng ở Hà Giang, Lào Cai,... ở chợ còn bán tam thất của Trung Quốc được trộn với bột chì cực kỳ độc hại.

    Tam thất hoang loại khủng với trọng lượng củ từ 0,5-1 kg có giá gần 20 triệu đồng/kg, song vẫn được nhiều người đặt mua làm quà biếu.

    Một số loại tam thất khô bán trên thị trường được thương lái trộn chì để tăng trọng lượng cực kỳ độc hại.

    Thông thường, nếu so sánh tam thất Việt Nam với tam thất Trung Quốc thì rõ ràng, hàng của Trung Quốc có giá trị cao hơn về tính dược liệu. Tuy nhiên, nguồn hàng về Việt Nam chủ yếu là hàng trôi nổi, tam thất chưa đủ tuổi, kém chất lượng, và đặc biệt, để tăng lợi nhuận dân buôn còn lấy bột chì trộn vào, thậm chí còn ngâm trong dung dịch nước có pha chì để ngấm được nhiều chì hơn vào trong củ.

    “Mua phải loại tam thất này về ăn thì cực kỳ độc hại, bởi có rửa sạch cũng không thể hết được lượng chì đã ngấm vào trong tam thất”, anh Cường nói. Ngoài trộn chì, người dân còn quay với than củi. Họ cho củ tam thất vào trong than quay cùng khiến than bám vào củ để gian dối về trọng lượng.

    Để nhận biết tam thất chuẩn, chỉ cần nhìn bằng mắt thường. Đơn cử, tam thất chuẩn được sấy khô thì bên ngoài có một lớp biểu bì màu hơi đỏ cam, cạo hết lớp đó đi sẽ để lộ phần vỏ hơi đen bên trong màu ti tan chứ không phải màu đen kịt. Còn nếu vỏ đen bóng loáng thì đích thị là tam thất trộn chì và than củi.

    Ngoài ra, theo anh Cường, nhiều người còn lấy các loại củ rừng khác giả tam thất tươi. Người mua có thể bẻ củ đó ra, nếu thấy một lớp vỏ bên ngoài, bên trong là lõi thì là tam thất; hoặc đem ra rửa sạch, thấy nhựa chảy ra có màu trắng giống hệt như sữa thì mới là chuẩn tam thất.

    “Bây giờ thương lái làm giả tam thất nhiều lắm. Thậm chí, một số đầu nậu trong Kon Tum còn gọi điện cho tôi đặt mua tam thất hoang với số lượng lớn để về bán, lừa người tiêu là sâm Ngọc Linh. Nhưng tôi đều từ chối, chỉ bán cho khách mua ít dưới 3 kg”, anh Cường nói.

    Theo Vietnamnet

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cu-tam-that-co-nang-3-kg-gia-100-trieu-bieu-sep-a117725.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.