+Aa-
    Zalo

    Cụ bà 86 tuổi tử vong vì nhiễm vi khuẩn có trong món "vạn người mê"

    (ĐS&PL) - Sở Y tế Hà Nội cho biết, đây là ca tử vong đầu tiên của thành phố do nhiễm liên cầu khuẩn lợn trong năm nay.

    Theo Dân Trí, trường hợp tử vong này là cụ bà 86 tuổi, ở huyện Quốc Oai. Bà được gia đình đưa đến Bệnh viện Quân y 103 với triệu chứng sốt cao, đau đầu, lơ mơ... 

    Tại đây, bệnh nhân được chỉ định nhập viện điều trị nội trú và xét nghiệm cấy máu, dịch não tủy. Kết quả, bệnh nhân dương tính với vi khuẩn liên cầu lợn. Dù được điều trị tích cực nhưng do tuổi cao, bệnh diễn biến nặng nên bệnh nhân đã không qua khỏi.

    Bệnh liên cầu khuẩn lây từ lợn bệnh sang người. Ảnh minh họa

    Bệnh liên cầu khuẩn lây từ lợn bệnh sang người. Ảnh minh họa

    Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 7 trường hợp mắc bệnh liên cầu lợn, trong đó có một người tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số mắc giảm 6 ca và số ca tử vong tương đương.

    Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, bệnh liên cầu khuẩn lây từ lợn bệnh sang người gồm 3 thể: nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mắc mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp mắc ngay từ đầu đã nặng.

    CDC Hà Nội cảnh báo, người dân ăn các sản phẩm được chế biến từ lợn chưa nấu chín, như: tiết canh, nem chua, nem chạo... dễ mắc liên cầu khuẩn lợn. Không chỉ ăn tiết canh, thịt tái sống, mà ngay cả việc tiếp xúc với lợn ốm, lợn chết cũng có nguy cơ khiến cho người giết mổ lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn thông qua các tổn thương, vết trầy xước trên da. Bệnh liên cầu lợn hiện chưa có vaccine phòng nên việc ăn chín uống sôi rất quan trọng.

    Người dân không nên ăn tiết canh, đồ ăn còn chưa chín để phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn lợn. Ảnh minh họa

    Người dân không nên ăn tiết canh, đồ ăn còn chưa chín để phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn lợn. Ảnh minh họa

    Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, vi khuẩn liên cầu lợn có thể bị tiêu diệt hoàn toàn khi thực phẩm nấu chín kỹ. Để phòng bệnh, người dân không nên giết mổ lợn ốm chết; nên đeo găng tay và phương tiện phòng hộ khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống, rửa tay sạch sau khi chế biến thịt.

    Ngoài ra, người dân cũng cần bỏ các thói quen ăn uống không lành mạnh như tiết canh (kể cả tiết canh lợn và các loại tiết canh dê, ngan, vịt). Khi có các triệu chứng của bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế khám để phát hiện và điều trị kịp thời,thông tin trên báo Kinh tế & Đô thị.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/cu-ba-86-tuoi-tu-vong-vi-nhiem-vi-khuan-co-trong-mon-van-nguoi-me-a453666.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    2 bênh nhân nhập viện cấp cứu vì mắc liên cầu lợn

    2 bênh nhân nhập viện cấp cứu vì mắc liên cầu lợn

    PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện Trung tâm đang cấp cứu và điều trị cho hai bệnh nhân bị viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn liên cầu lợn. Một trường hợp bị mắc bệnh sau khi giết mổ và ăn thịt lợn ốm, còn một trường hợp khác bị liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh.