+Aa-
    Zalo

    CSGT có được phép truy đuổi người vi phạm?

    (ĐS&PL) - Cảnh sát giao thông (CSGT) có được phép truy đuổi người vi phạm hay không là vấn đề được nhiều người dân quan tâm và dưới đây là thông tin giải đáp.

    CSGT có được phép truy đuổi người vi phạm?

    Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể nào về việc cho phép CSGT truy đuổi người vi phạm giao thông mà chỉ có quy định cho phép CSGT dừng xe của người điều khiển vi phạm một cách an toàn.

    CSGT có được phép truy đuổi người vi phạm? Ảnh minh hoạ

    CSGT có được phép truy đuổi người vi phạm? Ảnh minh hoạ

    Trường hợp vi phạm hành chính đơn thuần, CSGT có thể áp dụng các biện pháp khác để xử lý người vi phạm bỏ chạy như: Thông báo để các trạm, tổ tuần tra đang chốt chặn phía trước yêu cầu dừng phương tiện vi phạm; ghi lại biển số hoặc thông qua camera giám sát để phạt nguội…

    Việc truy đuổi người vi chỉ diễn ra trong trường hợp truy đuổi tội phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng có thể gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tham gia giao thông khác.

    Chẳng hạn như phát hiện hoặc nhận được tin báo của nhân dân về trường hợp người điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông bỏ chạy, đối tượng có dấu hiệu phạm tội hình sự, phạm tội quả tang như trộm cắp, cướp giật... thì được truy đuổi, bắt giữ.Tùy vào tình hình cụ thể, CSGT quyết định có truy đuổi hay không. Tuy nhiên, việc truy đuổi phải bảo đảm an toàn cho người truy đuổi và người bị truy đuổi cũng như người tham gia giao thông khác.

    Các trường hợp CSGT được dừng xe

    Theo Thông tư, từ 15/9/2023, CSGT tuần tra sẽ được dừng xe kiểm soát trong 4 trường hợp.+ Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

    + Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát xe cộ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

    + Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

    Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.

    + Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/csgt-co-uoc-phep-truy-uoi-nguoi-vi-pham-a426306.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan