+Aa-
    Zalo

    CSGT có được đánh người vi phạm giao thông?

    (ĐS&PL) - CSGT không được đánh người vi phạm giao thông trong bất kỳ trường hợp nào.

    Căn cứ theo Điều 8 thông tư 65/2020/TT-BCA, quyền hạn của CSGT được quy định như sau:

    1. Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luât giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.

    2. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

    CSGT làm nhiệm vụ điều tiết giao thông trên đường. (Ảnh: Tiền phong)

    CSGT làm nhiệm vụ điều tiết giao thông trên đường. (Ảnh: Tiền phong)

    3. Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.

    4. Được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

    5. Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ách tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    6. Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, không có điều khoản nào cho phép CSGT có quyền đánh người vi phạm hay dùng vũ lực với người vi phạm.

    Việc CSGT đánh người vi phạm giao thông là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hình sự.

    Ngoài ra, người bị CSGT đánh cũng có quyền: Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm của CSGT hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của CSGT gây ra.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/csgt-co-uoc-anh-nguoi-vi-pham-giao-thong-a418869.html
    Tài xế có thể bị phạt nếu để xe bẩn

    Tài xế có thể bị phạt nếu để xe bẩn

    Trong một số trường hợp, tài xế có thể bị xử phạt hành chính nếu để xe bẩn, cản trở đến việc tham gia giao thông. Quy định này không phải tài xế nào cũng nắm được.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tài xế có thể bị phạt nếu để xe bẩn

    Tài xế có thể bị phạt nếu để xe bẩn

    Trong một số trường hợp, tài xế có thể bị xử phạt hành chính nếu để xe bẩn, cản trở đến việc tham gia giao thông. Quy định này không phải tài xế nào cũng nắm được.