+Aa-
    Zalo

    Crimea: Ngòi nổ của "thùng thuốc súng" Ukraine

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Việc các tay súng đeo mặt nạ chiếm tòa nhà chính phủ và sân bay chính ở Crimea cho thấy cuộc chiến Ukraine còn lâu mới kết thúc.

    (ĐSPL) - Việc các tay súng đeo mặt nạ chiếm tòa nhà chính phủ và sân bay chính ở Crimea cho thấy cuộc chiến Ukraine còn lâu mới kết thúc.
    Tình hình rất nghiêm trọng và nguy cơ là rất lớn. Crimea chính là ngòi nổ của "thùng thuốc súng" Ukraine. Nếu Ukraine sa vào nội chiến, Crimea chính là điểm khởi đầu. Và nếu Nga quyết định phát động một cuộc can thiệp quân sự, mục tiêu của nó chính là bán đảo Crimea.
    Đa số cư dân Crimea là người dân tộc Nga. Còn lại là các dân tộc thiểu số Ukraine và Tatar. Một số người muốn Crimea độc lập với cả Ukraine lẫn Nga, trong khi nhiều người khác muốn bán đảo này trở thành một phần của Liên bang Nga.
    Crimea: Ngòi nổ của

    Crimea: Ngòi nổ của "thùng thuốc súng" Ukraine

    Trong một khu vực mà biên giới quốc gia liên tục dịch chuyển bởi "những cơn co giật" chính trị-quân sự trong nhiều thế kỷ qua, Crimea đã nhiều lần bị "đổi chủ". Trong nhiều thập kỷ dưới thời Liên Xô, Crimea là một phần của Liên bang Nga. Sau đó, vào năm 1954, trong một động thái đáng ngạc nhiên và khó hiểu, lãnh đạo Liên Xô thời đó là Nikita Khrushchev đã cắt Crimea cho Ukraine. Vào thời điểm đó, các đường biên giới trong Liên Xô không quan trọng như bây giờ. Crimea vẫn ở trong Liên bang Xô viết và vẫn thuộc quyền cai trị của Moscow.
    Crimea cũng là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử lớn. Năm 1945, một trong những cuộc họp quan trọng nhất của đồng minh được tổ chức ở Crimea, khi Franklin D. Roosevelt và Winston Churchill và Joseph Stalin nhóm họp tại Yalta ở Biển Đen. Hội nghị Yalta vạch ra kế hoạch cho giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ II và định hình bản đồ Châu Âu thời hậu chiến.
    Crimea có lịch sử, liên kết chính trị, văn hóa và địa lý mạnh mẽ với nước Nga. Nhưng có lẽ quan trọng nhất là nó có giá trị chiến lược tối quan trọng. Sevastopol từ lâu đã là một quân cảng lớn của Nga và ngày nay, nó là đại bản doanh của Hạm đội Biển Đen. Sevastopol đã trở thành chủ đề nóng bỏng của các cuộc đàm phán khi Liên Xô sụp đổ. Năm 1990, Ukraine và Nga đã đồng ý cấp quy chế đặc biệt cho Crimea, với một hợp đồng thuê các cơ sở hải quân cho đến khi 2047.
    Với sự sụp đổ của Tổng thống Yanukovich, mục tiêu xây dựng "không gian hậu Liên Xô" của Nga có nguy cơ tan thành mây khói. Nga muốn bảo vệ đường ống dẫn khí đốt qua Ukraine sang Châu Âu và quan tâm đặc biệt đến việc duy trì các cơ sở vật chất tại Sevastopol. Moscow cũng muốn bảo vệ người Nga ở Ukraine trước tình trạng phân biệt đối xử.
    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moscow sẽ bảo vệ người Nga ở Ukraine "một cách không khoan nhượng".  Đồng thời, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh diễn tập quân sự gần biên giới với Ukraine và đặt 150.000 binh sĩ trong tình trạng báo động. Hãng thông tấn Interfax dẫn lời  Bộ Quốc phòng Nga nói rằng "máy bay chiến đấu Nga liên tục tuần tra ở khu vực biên giới với Ukraine".
    Có tới 26.000 binh lính Nga được cho là đóng quân ở Sevastopol. Quyền Tổng thống Ukraine cảnh báo Moscow rằng nếu quân đội Nga rời khỏi căn cứ này, điều đó sẽ bị coi là "xâm lược quân sự".
    Việc các tay súng bịt mặt chiếm trụ sở chính phủ và phong  sân bay chính ở Crimea đã rung hồi chuông báo động đối với các nước láng giềng. Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski của gọi đây là "một trò chơi rất nguy hiểm" và cảnh báo Crimea có thể là "nơi khởi đầu xung đột khu vực".
    Thật khó tưởng tượng rằng Tổng thống Putin muốn bắt đầu một cuộc chiến tranh với Ukraine. Nhưng chính phủ mới ở  Kiev cần phải tránh để cho Nga có cớ can thiệp quân sự. Đó là chưa kể tương lai của Ukraine phải bao gồm việc người Nga có đại diện trong chính phủ và phải đảm bảo vị thế bình đẳng của họ. Ngoài ra, Ukraine nên trấn an Nga rằng thỏa thuận cho thuê Sevastopol vẫn có hiệu lực, bất chấp sự thay đổi chính phủ ở Kiev.
    Cuộc khủng hoảng Ukraine rất phức tạp, nhưng không phải là không thể giải quyết. Bây giờ chính là thời điểm của các nhà ngoại giao quyết đoán và khôn ngoan nhằm giữ cho Crimea sẽ vẫn là một phần của lãnh thổ Ukraine.
    Minh Đức (theo CNN)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/crimea-ngoi-no-cua-thung-thuoc-sung-ukraine-a23574.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan