+Aa-
    Zalo

    Công ty năng lượng của Bamboo Capital đẩy mạnh phát triển điện mặt trời áp mái Khu công nghiệp

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ngày 16/12, Công ty Cổ phần Skylar và Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn – Huế đã ký kết hợp tác chiến lược để phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái tại Khu công nghiệp và Khu Phi thuế quan Sài Gòn – Chân Mây (Thừa Thiên – Huế).

    Skylar là công ty con của BCG Energy - thành viên trong hệ sinh thái Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG), đây là đơn vị phát triển dự án uy tín trong lĩnh vực năng lượng mặt trời. Năm 2021, Bamboo Capital hợp tác với Tập đoàn Singapore Power thành lập liên doanh Công ty Cổ phần BCG-SP Greensky chuyên đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái  với tiềm lực tài chính và giải pháp kỹ thuật tối ưu. Còn Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn – Huế là đơn vị chuyên phát triển khu công nghiệp.

    skylar ky ket hop tac

    Theo thỏa thuận hợp tác chiến lược, Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn – Huế sẽ đồng hành với Skylar như đối tác chiến lược phát triển điện mặt trời mái nhà trong toàn bộ Khu công nghiệp và Khu Phi thuế quan Sài Gòn – Chân Mây có quy mô khoảng 659 ha. Theo đó, BCG-SP Greensky sẽ là đơn vị mang đến giải pháp kỹ thuật và nguồn vốn đầu tư cho dự án.

    BCG-SP Greensky sẽ thuê lại phần diện tích mái nhà kho, nhà xưởng, văn phòng, nhà xe,… tại Khu công nghiệp và Khu Phi thuế quan Sài Gòn – Chân Mây để lắp đặt và vận hành hệ thống điện mặt trời. Các nhà máy trong khu công nghiệp sẽ ưu tiên sử dụng nguồn điện năng sạch từ dự án tạo ra.

    Được sự hậu thuẫn về tài chính và kỹ thuật từ Tập đoàn mẹ Bamboo Capital và Singapore Power, Skylar cùng với BCG-SP Greensky đã triển khai thành công nhiều dự án điện mặt trời áp mái tại TP. HCM, Bình Dương, Tây Ninh, Bến Tre, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Lâm Đồng, Hà Tĩnh, Thanh Hóa…, góp phần nâng tổng công suất điện mặt trời áp mái đã và đang phát triển của BCG Energy lên hơn 100 MW.

    Sử dụng điện mặt trời áp mái là giải pháp tối ưu được ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn để hướng đến mô hình sản xuất xanh, phát triển bền vững. Ngoài giá thành thấp hơn giá điện hiện hành, hệ thống điện mặt trời áp mái còn có nhiều lợi thế như tự sản xuất tiêu thụ tại chỗ, giảm hao phí điện năng và giảm áp lực truyền tải lên lưới điện quốc gia, công trình còn giúp tăng độ bền của mái nhà và giúp làm mát nhà xưởng bên dưới.

    Skylar đang tiếp tục thương thảo với nhiều đơn vị để xúc tiến việc lắp đặt thêm hệ thống điện mặt trời áp mái nhằm cắt giảm lượng khí thải CO2, hạn chế tối đa hiệu ứng nhà kính, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch tại các khu công nghiệp Việt Nam.

    Vào ngày 2 tháng 8 năm 2021, Singapore Power và Bamboo Capital đã chính thức thành lập công ty liên doanh Công ty Cổ phần BCG-SP Greensky để đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời áp mái và các dự án năng lượng tái tạo khác tại Việt Nam.

    BCG-SP Greensky tập trung phát triển loại hình kinh doanh năng lượng mặt trời áp mái, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng sạch, bền vững của các doanh nghiệp, nhà máy trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trên toàn quốc.

    Cho đến hiện tại, BCG-SP Greensky đã phát triển 71 MW. Mục tiêu giai đoạn 2022 – 2025, sẽ phát triển ít nhất 500 MWp điện mặt trời áp mái. Hướng đến mục tiêu trở thành công ty dẫn đầu trong phát triển thị trường điện mặt trời áp mái tại Việt Nam.Ngày 14/12, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN - EU ở Brussels, các lãnh đạo của Việt Nam và Nhóm Đối tác quốc tế bao gồm Vương quốc Anh, EU, Mỹ đã đạt Thỏa thuận Hợp tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), giúp Việt Nam nhận được 15,5 tỷ USD cho gói tài chính khí hậu để giảm phụ thuộc vào than đá. Sự kiện này đã một lần nữa khẳng định vị trí chiến lược của các nguồn năng lượng tái tạo trong kế hoạch năng lượng quốc gia của nước nhà, đồng thời mở ra cơ hội phát triển to lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, đặc biệt là những doanh nghiệp có năng lực xây dựng, triển khai và vận hành dự án.

    Thu Hà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cong-ty-nang-luong-cua-bamboo-capital-day-manh-phat-trien-dien-mat-troi-ap-mai-khu-cong-nghiep-a565356.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP trong hợp tác xã

    Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP trong hợp tác xã

    Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã nhận được sự quan tâm của nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh. Một số HTX đã có sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP. Tuy nhiên, con số này vẫn còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

    Viện Nghiên Cứu Ứng dụng Tế Bào Mescells và Trường Đại học Y Hà Nội ký kết hợp tác toàn diện

    Viện Nghiên Cứu Ứng dụng Tế Bào Mescells và Trường Đại học Y Hà Nội ký kết hợp tác toàn diện

    Tin tưởng vào thế mạnh của hai đơn vị, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Tế Bào Mescells và Trường Đại học Y Hà Nội đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện. Việc hợp tác này đã mở ra nhiều cơ hội phát triển về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào tại Việt Nam. Với sự bắt tay của hai đơn vị, kỳ vọng lĩnh vực y học tái tạo sẽ được nghiên cứu và ứng dụng phổ biến hơn trong việc chăm sóc sức khỏe chủ động và điều trị các bệnh lý nghiêm trọng.

    VinBrain và Microsoft Hoa Kỳ hợp tác phát triển trí tuệ nhân tạo trong y tế

    VinBrain và Microsoft Hoa Kỳ hợp tác phát triển trí tuệ nhân tạo trong y tế

    Công ty VinBrain (thuộc Tập đoàn Vingroup) vừa chính thức ký kết hợp tác với Microsoft – Tập đoàn Công nghệ hàng đầu thế giới nhằm tận dụng nguồn lực mạnh mẽ của cả hai để đẩy mạnh phát triển tiềm năng và nhân rộng toàn cầu nền tảng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào chăm sóc y tế, DrAid™. Đây là lần đầu tiên một startup công nghệ Việt đặt trọng tâm hợp tác HealthTech với Microsoft Hoa Kỳ, đánh dấu bước phát triển đột phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo của ngành Y tế Việt Nam.