Việc Tổng thống Donald Trump thay đổi chính sách về Jerusalem của các đời tổng thống tiền nhiệm đã khiến ông gặp nhiều khó khăn trước sự phản đối của đông đảo cộng đồng quốc tế.
Người dân Palestine biểu tình phản đối công nhận của Tổng thống Trump. Ảnh: Al Jazeera. |
Ngày 7/12 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Động thái của Tổng thống Trump đã vấp phải những chỉ trích từ đa số cộng đồng quốc tế. Liệu động thái gây tranh cãi này có ý nghĩa gì với các bên liên quan?
Tiến trình hòa bình
Phản ứng trước công nhận của Tổng thống Donald Trump, cộng đồng quốc tế cho rằng đây là hành động đáng lo ngại đối với bất kỳ hi vọng khôi phục các cuộc đàm phán giữa các bên liên quan. Tình trạng tại Jerusalem hiện nay là một trong những vấn đề then chốt cần có sự đồng thuận trong đàm phán giữa Israel và Palestines.
Người dân Palestines
Tuyên bố của Tổng thống Trump là dấu hiệu kết thúc những hy vọng của người dân Palestines về một Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước Palestine độc lập trong tương lai. Nhiều dự đoán cho rằng đa số người dân Palestines sẽ cảm thấy những nỗ lực ngoại giao cũng không tạo cơ hội giúp họ tiến gần hơn đến khả năng một quốc gia Palestine độc lập.
Nhà nước Israel
Chính phủ Israel sẽ bị kích động. Kể từ khi cuộc chiến 6 ngày tại Đông Jerusalem diễn ra năm 1967, Israel đã tuyên bố Jerusalem là thủ đô “vĩnh viễn và không bị chia rẽ” của mình và khao khát sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Quan điểm hiếm có khả năng đạt được đàm phán với Palestine của các chính trị gia Israel giờ đây càng được củng cố. Khoảng 200.000 người Israel hiện đang sinh sống trong các khu định cư Đông Jerusalem bị chiếm đóng trái với luật pháp quốc tế cũng ủng hộ quan điểm này.
Khu vực
Động thái của Tổng thống Trump sẽ gây bất ổn cho khu vực vốn được coi là rất nhạy cảm. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan cho biết Mỹ đang “đẩy Trung Đông và thế giới vào một ngọn lửa không thể dập tắt”. Thổ Nhĩ Kỳ cũng ám chỉ rằng quốc gia này có thể sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel nếu Jerusalem thực sự trở thành thủ đô của Israel. Các nước Ả Rập, đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực tin rằng động thái của Tổng thống Trump sẽ phá hủy nỗ lực của Riyadh trong việc tái lập một thỏa thuận hòa bình. Các quốc gia Ả Rập có chung biên giới với Israel như Ai Cập, Jordan, Lebanon và Syria, đều lên án hành động này.
Châu Âu
Hầu hết các nước Tây Âu được cảnh báo sau công nhận của Tổng thống Trump. Câu hỏi quan trọng là liệu EU sẽ hành động, chẳng hạn như thực thi lệnh cấm nhập khẩu từ các khu định cư Bờ Tây và từ chối hợp tác với các doanh nghiệp Israel hoạt động trong khu vực lãnh thổ bị chiếm đóng; hoặc đặt ra một lộ trình khác biệt rõ ràng với Mỹ.
Người Cơ Đốc giáo trong Vùng đất Thánh
Giáo hoàng Theophilos III, nhà bảo thủ Chính thống Hy Lạp cũng là nhân vật Cơ đốc quyền lực nhất tại Jerusalem cùng các nhà lãnh đạo khác tại Vùng đất Thánh, đã gửi thư cho Tổng thống Trump cảnh báo về "những tổn hại không thể khắc phục được".
Một góc thành phố Jerusalem. Ảnh: The Guardian |
Jerusalem
Năm 2015, 850.000 người Palestine sống tại Jerusalem, chiếm 37% dân số thành phố. Nhiều người sống trong các ngôi nhà và khu phố đông đúc, không được phép xây dựng hoặc mở rộng nhà ở . ¾ sống dưới mức nghèo đói và 25% sống trong các khu phố là phần còn lại của thành phố ngăn cách bởi hàng rào. Động thái của ông Trump khó có thể cải thiện điều kiện sống cho họ. Nir Barkat, thị trưởng thành phố cho biết: "Tại Jerusalem, chúng tôi hoan nghênh tổng thống" nhưng nếu mọi người muốn bạo lực, "họ sẽ phải trả giá đắt".
HỒNG NGUYỄN(Theo The Guardian)