+Aa-
    Zalo

    Tại sao Trung Quốc lo lắng sau khi ông Trump công nhận Jerusalem?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với cả Israel và Palestine, và căng thẳng trong khu vực này có thể cản trở kế hoạch đầu tư của Bắc Kinh.

    Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với cả Israel và Palestine, và căng thẳng trong khu vực này có thể cản trở kế hoạch đầu tư của Bắc Kinh.

    Theo các nhà quan sát ngoại giao, Trung Quốc lo ngại sẽ có thêm xung đột ở Trung Đông sau khi Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Điều này cũng sẽ làm gián đoạn kế hoạch đầu tư của Bắc Kinh trong khu vực.

    Bắc Kinh có quan hệ kinh tế và quân sự sâu rộng với Israel, nhưng cũng duy trì quan hệ chặt chẽ với Palestine.

    Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas bắt tay chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hồi tháng 7/2017 - Ảnh: Anadolu Agency.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sáng cho biết quyết định của Tổng thống Donald Trump sẽ gây ra căng thẳng. Theo đó, Bắc Kinh ủng hộ người dân Palestine với thành lập một nhà nước độc lập với đầy đủ chủ quyền, lấy các đường biên giới năm 1967 làm nền tảng và coi Đông Jerusalem là thủ đô.

    Bên cạnh đó, Tổng thống Trump hôm 6/12 tuyên bố chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và Mỹ là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận điều này kể từ khi nhà nước Israel ra đời từ năm 1948.

    “Câu hỏi về tình trạng của Jerusalem rất phức tạp và nhạy cảm", ông Cảnh Sảng nói. "Tất cả các bên phải thận trọng để duy trì hòa bình".

    Trung Quốc và Israel dã thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1992, tuy nhiên hai nước đã hợp tác về quân sự từ năm 1979. Các vũ khí và trang thiết bị công nghệ cao mua từ Israel đã giúp quân đội Trung Quốc trong những thập niên gần đây. Bắc Kinh tới thời điểm này vẫn chú trọng đến việc mua các công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực như nông nghiệp và năng lượng sạch từ Israel.

    Gần đây, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Israel tăng trưởng nhanh, từ 1,1 tỷ USD kim ngạch thương mại năm 2000 lên 11,4 tỷ USD năm 2015. Trung Quốc hiện nay là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Israel, sau Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai.

    Nhà nghiên cứu Li Guofu tại Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc nhận định, giữa tình hình Trung Quốc đang cố gắng nâng cao tầm ảnh hưởng tới khu vực Trung Đông bằng “Sáng kiến Vành đai và Con đường”, thì bất cứ mâu thuẫn nào giữa Israel và Palestine cũng làm khiến Bắc Kinh lo ngại.

    Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Chủ tịch Tập Cận Bình - Ảnh: Bộ Ngoại giao Israel.

    Từ trước đến nay, Trung Quốc cũng vẫn ủng hộ người Palestine cả về chính trị. Trung Quốc thuộc nhóm các quốc gia đầu tiên công nhận nhà nước Palestine vào tháng 11/1988. Bắc kinh cũng đã nhiều lần bỏ phiếu ủng hộ Palestine tại Liên Hợp Quốc, bao gồm cả cuộc bỏ phiếu năm 2012 khi Palestine được công nhận là nhà nước quan sát viên phi thành viên - một quyết định được coi là thắng lợi của Palestine tại thời điểm đó.

    Hồi tháng 7, tại cuộc gặp với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố “đề xuất 4 điểm”, bao gồm chú trọng vấn đề an ninh đối với cả Israel và Palestine, và kêu gọi hợp tác và phát triển tại khu vực này.

    Một số nhà quan sát cho rằng, hành động đơn phương công nhận của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với Jerusalem sẽ không làm thay đổi lập trường của Bắc Kinh về vấn đề này, đồng thời không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Bắc Kinh với cả Israel và Palestine.

    "Bây giờ là thời điểm tốt để ông Trump thực hiện điều đó", ông Xiao Xian, chuyên gia về các vấn đề Trung Đông cho hay.

    GIA BẢO(Theo SCMP)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-sao-trung-quoc-lo-lang-sau-khi-ong-trump-cong-nhan-jerusalem-a212097.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan