+Aa-
    Zalo

    Công khai điểm thi tốt nghiệp là xâm phạm bí mật cá nhân

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhiều chuyên gia lo ngại, việc công khai điểm thi tốt nghiệp lên mạng internet là xâm phạm bí mật cá nhân.

    Nhiều chuyên gia lo ngại, việc công khai điểm thi tốt nghiệp lên mạng internet là xâm phạm bí mật cá nhân.

    Nhiều chuyên gia lo ngại, việc công khai điểm thi tốt nghiệp lên mạng internet dễ dẫn đến những tai họa khó lường như học sinh bỏ nhà ra đi, tệ hại hơn là tự tử do bị tổn thương về tâm lý, vì xấu hổ với bạn bè, thầy cô, hàng xóm do điểm thi thấp. Vậy việc công khai điểm thi tốt nghiệp theo chủ trương của bộ GD&ĐT có xâm phạm quyền bí mật cá nhân?

    Trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho rằng, ở các nước, người ta không bao giờ công bố điểm thi một cách công khai như ở ta. Thông thường, họ công bố ở website trường đó, chỉ có các em học sinh mới có mã riêng để vào xem.

    Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Ảnh: TL)

    Những học sinh đã trên 16 tuổi, dù không còn là trẻ em nữa nhưng thông tin về điểm thi, kết quả học tập cũng cần được xem là bí mật đời tư, bí mật cá nhân, được tôn trọng và bảo vệ.

    “Tôi lấy ví dụ, mình công bố điểm thi của các em, vậy là mình công khai cho cả nước biết kết quả đó, người đó, như thế là không hay. Trước đây mình công bố được, nhưng Hiến pháp 2013 có quy định rất rõ, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm.

    Thông tin học hành rồi những thông tin cá nhân, đó là bí mật của họ thì không được công bố. Công bố thông tin điểm thi trong giai đoạn này không hay và không đúng với pháp luật”, luật sư Hậu nói.

    Điểm thi tốt nghiệp 2017 được công bố

    Theo ông Hậu, việc công bố điểm thi tốt nghiệp của bộ GD&ĐT không đúng luật, cụ thể ở đây là trái với Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và Nghị định của Chính phủ.

    Ông Hậu viện dẫn Điều 21 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.

    Ngoài ra, Điều 38, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định rõ Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình: “Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý”.

    Luật trẻ em (Năm 2016) và Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 hướng dẫn luật Trẻ em, đã quy định những hành vi cấm đối với thông tin về trường, lớp, kết quả học tập của trẻ em.

    Xuân Hòa

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cong-khai-diem-thi-tot-nghiep-la-xam-pham-bi-mat-ca-nhan-a195814.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan