Thiên hà xoắn ốc IC 2051 trong chòm sao Sơn Án được chụp bằng bằng camera trường rộng 3 - thiết bị có công nghệ tiên tiến nhất trên kính viễn vọng không gian Hubble.
IC 2051, còn có tên gọi là ESO 4-7 hay Leda 13.999, được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 12/1900 bởi nhà thiên văn học người Mỹ DeLisle Stewart. Thiên hà nằm ở phía nam của chòm sao Sơn Án cách Trái Đất 85 triệu năm ánh sáng và có đường kính ước tính khoảng 55.000 năm ánh sáng.
Bức ảnh cận cảnh về IC 2051 được chụp bằng camera trường rộng 3 - thiết bị có công nghệ tiên tiến nhất trên kính viễn vọng không gian Hubble.
Hình ảnh cận cảnh của thiên hà cách xa 85 triệu năm ánh sáng. Ảnh: NASA |
Theo đó, các thiên hà hình xoắn ốc như IC 2051 có hình dạng hơi giống đĩa bay khi nhìn từ bên cạnh. Nó có hình đĩa mỏng với một chỗ phình lớn ở trung tâm, nơi tập trung rất nhiều ngôi sao. Chỗ phình đóng vai trò rất quan trọng trong cách thiên hà tiến hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển của hố đen siêu lớn ẩn nấp ở trung tâm của hầu hết thiên hà xoắn ốc.
Được biết, Hubble được phóng lên vào năm 1990 và hoạt động trên quỹ đạo của Trái Đất ở độ cao khoảng 610 km. Nó được thiết kế có thể tồn tại ít nhất 15 năm trong vũ trụ nhưng đến nay đã hoạt động được gần 30 năm.
Mới đây, các nhà thiên văn học vừa tìm ra một hố đen với khối lượng vượt xa khả năng tưởng tượng của chúng ta, và nằm ở một trong những ngóc ngách sáng nhất của vũ trụ. Đó là Holm 15A - một thiên hà cách Trái đất 740 triệu năm ánh sáng. Tuy nhiên, ở giữa tâm thiên hà này lại là một khoảng không đen ngòm đầy bí ẩn. Đây cũng là hố đen xa nhất mà các nhà khoa học Trái đất hiện có thể đo đạc được.
Vũ Đậu (T/h)