+Aa-
    Zalo

    Công bố 3 phương án đề xuất cho kỳ thi quốc gia 2015

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Sáng 29/7, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã công bố Dự thảo Phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia (thay kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ).

    (ĐSPL) – Sáng nay, tại Hội nghị Tổng kết năm học 2013 - 2014, triển khai nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 của Bộ GD-ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã công bố Dự thảo Phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia (thay kỳ thi  tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ).

    Bản dự thảo về kỳ thi Quốc gia: Đề xuất 3 phương án
    Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển.

    Mục đích của kỳ thi THPT quốc gia nhằm xét công nhận tốt nghiệp THPT và là căn cứ để các cơ sở GD ĐH, GD nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh; Tác động tích cực đối với việc đổi mới phương pháp dạy học, thi , kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng dạy học.

    Về nguyên tắc, đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, công bằng, độ tin cậy của kết quả thi; Đảm bảo tính liên tục của lộ trình đổi mới thi, chuyển từ kiểm tra kiến thức sang đánh giá năng lực người học; Không gây xáo trộn lớn đối với giáo viên và học sinh. Kỳ thi sẽ được tổ chức vào tuần thứ hai của tháng 6 hàng năm.

    Về phương án tổ chức kỳ thi, dự thảo đã đưa ra cụ thể về các khâu: Coi thi, chấm thi; địa điểm chấm thi; Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi;

    Hình thức thi và thời gian làm bài thi: Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý thi tự luận: 180 phút; Các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ thi trắc nghiệm: 90 phút.

    Cụ thể 3 phương án được đề xuất trong bản Dự thảo:

    Phương án 1, Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ vẫn thi theo môn học truyền thống với 8 môn thi gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý. Để xét công nhận tốt nghiệp, thí sinh phải bắt buộc thi 4 môn, gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 môn tự chọn trong số 5 môn thi còn lại. Ngoài 4 môn này, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn khác để sử dụng kết quả vào việc tuyển sinh ĐH-CĐ. Dự kiến các năm sau năm 2015 sẽ có thể bổ sung thêm các môn thi như giáo dục công dân, công nghệ, tin học và môn ngoại ngữ sẽ là môn thi bắt buộc.

    Đề thi theo phương án 1 đảm bảo yêu cầu hầu hết thí sinh đáp ứng được các nội dung mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng để tốt nghiệp THPT. Còn học sinh có học lực từ trung bình khá trở lên mới đáp ứng được yêu cầu các nội dung ở mức độ vận dụng cao để có nhiều cơ hội trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

    Đề thi được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở. Cùng với quá trình chuyển mạnh việc dạy và học từ chú trọng truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh, các môn thi sẽ được chuyển dần thành các bài thi (yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn từ dễ đến khó).

    Phương án 2, sẽ tổ chức thi với 5 bài thi, trên cơ sở tổng hợp từ kiến thức, kỹ năng của 8 môn học toán, ngữ văn, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý. Các bài thi gồm bài thi toán, ngữ văn, ngoại ngữ, bài thi tự nhiên (tổng hợp từ các môn học vật lý, hóa học, sinh học) và bài thi xã hội (tổng hợp từ các môn lịch sử, địa lý).

    Các năm sau năm 2015, nếu chọn phương án “thi theo bài” này, Bộ GD-ĐT cũng sẽ bổ sung kiến thức của các môn giáo dục công dân, công nghệ, tin học vào các bài thi và chuyển dần từ việc ra câu hỏi độc lập của mỗi môn thi bằng câu hỏi có tính tích hợp kiến thức liên môn. Với phương án này, thí sinh sẽ phải bắt buộc thi 4 bài để xét tốt nghiệp THPT gồm bài thi toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 bài tự chọn trong số bài thi tự nhiên hoặc xã hội

    Phương án 3 sẽ có 4 bài thi tổng hợp kiến thức, kỹ năng từ 11 môn học của lớp 12 THPT gồm toán, ngữ văn, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, tin học, công nghệ, ngoại ngữ. Các bài thi sẽ gồm bài thi toán-tin ( gồm môn toán và môn tin), bài thi khoa học xã hội ( gồm ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân), bài thi khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học, công nghệ) và bài thi ngoại ngữ.

    Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, phương án 3 gọn nhẹ hơn (thi trong 4 buổi, với 2 ngày). Nhưng có khó khăn cơ bản là giáo viên và học sinh chưa kịp chuẩn bị đón nhận cách thức thi nên có thể gây lo lắng. Nếu thực hiện ngay trong năm 2015 thì cần phải nỗ lực rất lớn để chuẩn bị ở tất cả các khâu, trong đó quan trọng nhất là khâu ra đề, chấm thi. Việc ra đề thi tổng hợp nhiều môn học, lại sử dụng cho mục đích công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ nên khó khăn hơn. Khâu chấm thi cũng phức tạp hơn khi phải có nhiều giáo viên các môn học khác nhau cùng chấm các bài thi tổng hợp liên môn.

    Cả ba phương án trên có một điểm đổi mới chung và quan trọng, đó là môn Ngoại ngữ sẽ là môn thi bắt buộc nằm trong số các môn thi tốt thiểu để xét tốt nghiệp THPT, đồng thời sử dụng kết quả tuyển sinh ĐH-CĐ.

    Tuy nhiên theo ông Nguyễn Vinh Hiển, thứ trưởng Bộ GD-ĐT, trước mắt, những học sinh, nhà trường chưa đủ điều kiện về dạy học ngoại ngữ thì không bắt buộc phải thi môn nọoại ngữ và cũng không phải thi môn thay thế môn nọoại ngữ như đã quy định ở các kỳ thi tốt nghiệp THPT trước đây.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cong-bo-3-phuong-an-de-xuat-cho-ky-thi-quoc-gia-2015-a43411.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Sẽ “xóa sổ” kỳ thi tốt nghiệp THPT

    Sẽ “xóa sổ” kỳ thi tốt nghiệp THPT

    Đó là khẳng định về lộ trình đổi mới thi cử của Bộ GDĐT. Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ chấm dứt khi kết thúc năm học 2015-2016. thay vào đó sẽ có một kỳ thi quốc gia.