Một ngày tháng 8/2019, bà Chu Lan sống tại thành phố Hành Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, đột nhiên nhận được cuộc gọi từ cảnh sát tỉnh Giang Tô nói rằng: "Xin hỏi bà có phải là mẹ của Vương Văn Thanh không? Anh ấy đang bị tạm giam vì lái xe khi say rượu. Tôi muốn xác nhận điều này với bà, nếu không anh ấy không thể đi được".
Nghe đến cái tên Vương Văn Thanh, bà Chu Lan sững sờ, mất mấy giây mới định thần lại được. Vương Văn Thanh là đứa con trai độc đinh đã qua đời 15 năm trước của bà. Vậy tại sao cảnh sát Giang Tô lại nói rằng Vương Văn Thanh đang bị tạm giam? Chẳng lẽ anh ấy vẫn còn sống? Rốt cuộc chuyện gì đang xảy ra?
Được biết, năm 1983, vợ chồng bà Chu Lan và ông Vương Kiến Dân đã hạ sinh cậu con trai Vương Văn Thanh. Ngoài ra, họ còn có một cô con gái lớn. Là con trai duy nhất trong nhà, Vương Văn Thanh nhận được rất nhiều tình yêu thương của bố mẹ. Tuy không học hành quá giỏi giang nhưng anh lại có tham vọng lớn, luôn ấp ủ rằng sẽ đi kinh doanh, trở thành ông chủ và kiếm thật nhiều tiền.
Vì hoàn cảnh gia đình, người con trai Vương Văn Khánh phải nghỉ học từ sớm. Năm 2003, anh từ biệt gia đình đến Thâm Quyến tìm việc. Công việc bận rộn nên anh ít khi gọi điện cho bố mẹ. Tết Nguyên đán năm thứ hai sau khi lên thành phố, Khánh không về quê. Anh chỉ gọi điện cho chị gái hỏi thăm tình hình.
Trong cuộc điện thoại, Khánh nhắn nhủ chị gái chăm sóc tốt cho bản thân. Lúc đó, giọng điệu anh có chút kỳ lạ, nhưng người chị gái không nghĩ ngợi nhiều. Anh cũng gọi cho bố mẹ, nói điện thoại của mình bị hỏng, sắp tới thỉnh thoảng sẽ phải gọi bằng điện thoại công cộng.
Bẵng đi một thời gian, vợ chồng ông Dân bất ngờ nghe tin con trai mình bị xã hội đen đánh chết. Lúc đó, do công nghệ liên lạc kém phát triển nên 2 vợ chồng không biết thực hư ra sao, đành âm thầm chịu đựng nỗi đau mất con. Họ tin con trai mình đã qua đời, nên khai tử cho Khánh.
Dù con trai đã qua đời nhưng năm nào 2 vợ chồng cũng mua một bộ quần áo mới cho con vào dịp Tết. Đêm giao thừa mỗi năm, trên mâm cơm nhà họ luôn có thêm một chiếc bát và một đôi đũa. Đó là cách họ thể hiện tình yêu thương và sự nhung nhớ của mình dành cho con trai.
15 năm trôi qua, vợ chồng ông Vương Kiến Dân vẫn lủi thủi sống trong ngôi làng hẻo lánh. Cuộc gọi từ cảnh sát giao thông Giang Tô đã khiến cả gia đình ông bất ngờ. Theo phía cảnh sát, người đàn ông tên Vương Văn Khánh đã lái xe trong tình trạng say rượu.
Ông Dân bị sốc khi nghe tin này, ông nói với cảnh sát là con trai mình đã chết từ lâu. Cảnh sát hỏi về nguyên nhân cái chết của Khánh nhưng ông Dân không rõ.
Cảnh sát cảm thấy những lời nói của ông Dân có gì đó không đúng, nên đã gửi cho ông một bức ảnh chụp người đàn ông tên Vương Văn Khánh. Hơn 10 năm không gặp, ông Dân không dám chắc người trong ảnh có phải là con trai mình hay không.
Bởi xét theo độ tuổi, Vương Văn Thanh hiện nay mới 36 tuổi, nhưng người đàn ông trong ảnh trông rất già, phải gần 50 tuổi. Thấy vậy, cảnh sát đã đề nghị xét nghiệm ADN giữa người đàn ông đó với ông Vương Kiến Dân. Thật bất ngờ, kết quả khẳng định họ là bố con ruột.
Khi Vương Văn Thanh xuống xe, bố mẹ, chị gái và anh rể đã đợi sẵn ở cổng. Nhìn thấy con trai, bà Chu Lan thất thần 1 lúc, quan sát con thật kỹ rồi mới òa khóc nức nở. Sau 15 năm xa cách, Vương Văn Thanh vẫn có thể gọi tên từng thành viên trong gia đình.
Sau đó, phóng viên đã liên lạc để tìm hiểu. Thông tin cho thấy, những năm qua, cuộc sống của Khánh không mấy tốt đẹp, anh phải chạy vạy khắp nơi để tìm việc.
Năm 2004, Khánh bị cướp. Cô gái mà Khánh quen là một kẻ lừa đảo. Cô ta chuyên lừa gạt những thanh niên mới ở quê lên thành phố, đang có nhu cầu tìm việc. Cô ta dẫn Khánh tới một điểm vắng người, để đám cướp ra tay. Đám cướp đã lấy hết tiền, điện thoại và đánh Khánh gãy xương rồi vứt vào một hang động.
Nhờ ý chí sống còn mạnh mẽ, Khánh đã lết ra khỏi hang động và được người dân đưa vào bệnh viện. Khi ra viện, Khánh không dám gọi về nhà, chọn cách cắt đứt liên lạc. Anh từ nhỏ đã rất mạnh mẽ, luôn muốn thành đạt để báo hiếu bố mẹ. Sau vụ việc đó, Khánh cũng làm một số việc nhưng không thành công.
Năm 2017, giấy tờ hết hạn, Khánh buộc phải về quê làm lại. Anh không dám vào gặp bố mẹ, chỉ dám lén lút đứng ngoài nhìn. Vài năm sau, Vương Văn Thanh hợp tác với bạn bè để mở cửa hàng bán bia, cá nướng và một số hàng hóa khác, tuy không giàu có nhưng vẫn đủ nuôi sống bản thân.
Nghĩ đến những hoài bão tuổi trẻ, Vương Văn Thanh rất buồn, càng sợ bố mẹ mình thất vọng nên mới không dám về nhà suốt những năm qua. Chỉ đến khi bị bắt vì lái xe trong lúc say rượu, cần có sự xác nhận của gia đình, Vương Văn Thanh mới phải khai báo thông tin của bố mẹ. Nhờ đó, sự chờ đợi suốt 15 năm của bà Chu Lan và ông Vương Kiến Dân mới được bù đắp.
Khi về tới nhà, người mẹ vui mừng đến rơi nước mắt khi gặp lại con trai. Ông Dân giữ im lặng nhưng cũng rất hạnh phúc khi thấy con trai vẫn còn sống. Khánh đã mặc lại bộ quần áo cũ mà người mẹ đã cất giữ từ lâu.
Câu chuyện đã khiến nhiều người suy nghĩ về mối quan hệ trong gia đình. Cuộc chia ly 15 năm khiến gia đình ông Dân phải chịu nhiều đau đớn. Và cuộc tái ngộ đã giúp họ nhận ra gia đình có tầm quan trọng như thế nào.
Như Quỳnh(T/h)