Chuyên gia tâm lý và tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất, tiến sĩ Tim Elmore đã phát hiện ra một số sai lầm mà các bậc cha mẹ thường mắc phải khi dạy con mình.
Những cách nuôi dạy con dưới đây sẽ làm các con giảm sự tự tin ngay từ khi còn nhỏ đồng nghĩa với việc hạn chế cơ hội thành công trong sự nghiệp cũng như cuộc sống cá nhân của chúng trong tương lai.
1. Không để con cái gặp rủi ro
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà chỗ nào, lúc nào cũng có những cảnh báo về sự nguy hiểm. Chính tâm lý “an toàn là trên hết” do sợ mất con khiến chúng ta làm mọi thứ để bảo vệ chúng. Đó chính là nhiệm vụ của các bậc làm cha làm mẹ.
Tuy nhiên, nếu chúng ta làm quá lên thì vô hình chung lại đang cách ly con mình khỏi cả những “nguy cơ lành mạnh” và sẽ mang tại tác dụng phụ.
Các nhà tâm lý học ở châu Âu đã phát hiện ra rằng, nếu một đứa trẻ không được chơi ở bên ngoài và chưa từng trải nghiệm như trầy đầu gối, xước xát do ngã chẳng hạn, chúng sẽ bị ám ảnh khi lớn lên.
Trẻ em cần phải trải qua một số rủi ro và đó là chuyện hết sức bình thường. Các thiếu niên nam nữ có thể cần phải chia tay với bạn trai hoặc bạn gái để có được sự trưởng thành về mặt tình cảm, làm nền tảng cho một mối quan hệ lâu dài sau này.
Nếu các bậc cha mẹ loại bỏ rủi ro khỏi cuộc sống của đứa trẻ, họ sẽ phải chứng kiến thế hệ lãnh đạo tiếp theo là những kẻ kiêu ngạo nhưng lại chẳng có lòng tự trọng đáng kể.
Đôi khi bạn hãy để con tự trải nghiệm những rủi ro, thất bại để có thành công trong tương lai. |
2. Can thiệp quá nhanh
Thế hệ trẻ ngày nay đã không phát triển một số kỹ năng sống mà trẻ em cách đây 30 năm thành thạo bởi người lớn đã đột nhập vào và lo lắng mọi vấn đề cho chúng. Khi chúng ta can thiệp quá nhanh và quá nhiệt tình thì chính sự trợ giúp đó đã khiến đứa trẻ từ bỏ việc tự tìm ra nguyên nhân cũng như tìm cách giải quyết vấn đề.
Chỉ sau một gian ngắn, đứa trẻ sẽ đánh mất tố chất lãnh đạo – tố chất quan trong của người nắm quyền - mà lẽ ra chúng đã có nếu cha mẹ không nhúng tay vào.
Sớm hay muộn, đứa trẻ sẽ quen với việc ỷ lại ai đó sẽ giúp đỡ chúng với suy nghĩ: "Nếu tôi thất bại hoặc mất tích, một người lớn sẽ xuất hiện giải quyết trôi chảy và loại bỏ mọi hậu quả cho mọi hành vi sai trái của tôi."
3. Quá dễ dàng khen ngợi
Khi tham dự một trận đấu thi đấu thể thao nhỏ bạn sẽ thấy rõ tâm lý “Tất cả chúng ta đều là người chiến thắng” này. Tất cả mọi người đều có giải thưởng, dù lớn hay nhỏ, với suy nghĩ “cả làng đều vui”.
Những hư danh này sẽ khiến những đứa trẻ đều cảm thấy mình là người đặc biệt theo một nghĩa nào đó, và suy nghĩ này đang mang đến những hậu quả không hề mong muốn.
Đứa trẻ cuối cùng cũng quan sát và nhận thấy rằng Mẹ và Bố luôn là những người duy nhất nghĩ rằng chúng tuyệt vời trong khi không có ai khác nói điều đó. Chúng bắt đầu nghi ngờ tính khách quan của bố mẹ mình. Khen con có thể khiến chúng cảm thấy rất tốt nhưng nếu quá dễ dàng và không đúng với thực tế thì sẽ khiến trẻ cũng sẽ học cách tự lừa dối, phóng đại và nói dối để tránh đi thực tế khó khăn. Chúng đã không có được nghị lực để đối mặt với nó.
4. Để vật chất dẫn đường
Con của bạn không phải lúc nào cũng cảm thấy yêu bạn, có những lúc chúng cũng thất vọng về bố mẹ tuy nhiên chúng sẽ nhanh chóng vượt qua và không trở thành những đứa trẻ hư hỏng. Vì vậy hãy biết nói “không” hoặc “không phải bây giờ” để từ chối chúng khi cần thiết. Con bạn sẽ buộc phải hành động và thành công để đạt được điều chúng cho là đáng giá và thực sự cần.
Nhiều bậc cha mẹ thường dùng những phần thưởng là những thứ đứa trẻ yêu cầu khi chúng tỏ ra ngoan ngoãn là họ hài lòng với tâm lý: “Con cứ ngoan ngoãn nghe lời thì gì cũng có”.
Nếu mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái chỉ dựa trên những phần thưởng vật chất, đứa trẻ sẽ mất đi động lực nội tại cũng như tình yêu vô điều kiện với bố mẹ mình.
5. Không chia sẻ những sai lầm quá khứ với con mình
Những đứa trẻ khỏe mạnh lớn lên sẽ muốn bắt đầu bay bằng chính đôi cánh của chúng, muốn tự thử nghiệm mọi thứ.
Là những người đi trước, bố mẹ phải để cho con được làm điều chúng mơ ước tất nhiên là cần giúp chúng hướng đến những điều tốt đẹp. Chia sẻ với con những sai lầm tương tự mà bạn đã từng phạm phải ở vào độ tuổi của chúng sẽ giúp con bạn học cách ra các quyết định lựa chọn tốt.
Tất nhiên là cần phải tránh những kinh nghiệm tiêu cực như hút thuốc lá, uống rượu, hút ma túy bất hợp pháp…
Đối với những đứa trẻ đang phải chuẩn bị gặp gỡ và đối mặt với những hậu quả từ quyết định của mình, chia sẻ của bạn sẽ khiến chúng rút ra được những bài học quý báu. Cha mẹ có thể không phải là người duy nhất ảnh hưởng tới con cái những hãy là những người có ảnh hưởng sâu đậm nhất cho chúng.
6. Hiểu lầm về trí thông minh, năng khiếu có ảnh hưởng đến sự trưởng thành
Trí thông minh thường được sử dụng như một thước đo cho sự trưởng thành của đứa trẻ, và kết quả là các bậc cha mẹ cho rằng một đứa trẻ thông minh là đã sẵn sàng để đối mặt với thế giới này. Thực tế không hề giống vậy. Một số vận động viên chuyên nghiệp và ngôi sao lớn có tài năng không thể phủ định nhưng bản thân họ lại mắc kẹt trong những vụ bê bối.
Tài năng hay năng khiếu chỉ là một khía cạnh của cuộc sống của một đứa trẻ, đừng cho rằng nó bao trùm tất cả các lĩnh vực. Một nguyên tắc đúng trong mọi trường hợp là hãy quan sát những đứa trẻ khác. Nếu bạn thấy chúng có thể làm được nhiều việc hơn con mình thì đó dấu hiệu cho thấy bạn đã làm trì hoãn tính độc lập của con.
7. Không làm đúng như những gì hay rao giảng
Cha mẹ phải là tấm gương hành động cho con cái noi theo. Nếu bạn muốn con mình cư xử thế nào thì chính bạn cũng phải sống đúng như vậy.
Hãy khiến cho lời nói của mình đáng tin cậy, trung thực khi chính bạn cũng làm y như thế, nếu không chúng sẽ trở thành những lười nói dối tái nhợt, trắng trợn và sẽ ăn mòn lòng tin của các con bạn.
Hãy để ý đến những yếu tố đạo đức dù nhỏ nhặt nhất bởi dù bạn có thể giấu được mọi người nhưng khó mà qua mắt được bọn trẻ. Chúng sẽ nhận thấy và phiền não bởi cảm giác phải chấp nhận cha mẹ mình là người không tốt.
Hãy sớm cho con tham gia cùng mình vào một hoạt động cộng đồng ý nghĩa nào đó, để chúng quan sát người và vật tốt hơn. Hành động thực tế luôn là những điều dạy bảo hữu ích nhất.
Theo Brightside