+Aa-
    Zalo

    Có nên tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tắm lá tía tô có tác dụng gì? Có nên tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh? Đó là một trong những thắc mắc rất phổ biến của bố mẹ khi vào mùa hè.

    Tắm lá tía tô có tác dụng gì? Có nên tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh? Đó là một trong những thắc mắc rất phổ biến của bố mẹ khi vào mùa hè. Để giúp bạn giải đáp những câu hỏi, mình xin chia sẻ một vài thông tin rất bổ ích sau.

    Tía tô (Perilla) là một loại cây trồng hoang dã, thuộc họ bạc hà, rất phổ biến tại các nước châu Á. Ở mỗi nơi nó sẽ có hình dạng, màu sắc, hương vị và cách sử dụng khác nhau.

    Vậy lá tía tô có tác dụng gì?

    Lá của nó thường được dùng để thêm vào các món ăn như một hương liệu giúp món ăn thơm ngon hơn. Rễ, hạt, quả, hoa của nó cũng được nhiều quốc gia dùng để làm gia vị.

    Tía tô cũng được coi là một loại thảo dược tự nhiên, có nhiều công dụng như : trị ho, trị cảm, giảm sốt, trị nhức đầu, an thai, giảm đau bụng đầy hơi, giảm nôn hoặc tiêu chảy, giải nhiệt,…

    Dân gian truyền rằng cho lá tía tô vào nước tắm sẽ giúp ra nhiều mồ hôi, giảm sốt, trị nấm da, giảm ngứa da,…Tinh dầu từ lá tía tô còn giúp giải tỏa mệt mỏi, đau nhức, giải tỏa stress không kém gì các tinh dầu các loại hoa.

    Rất nhiều người đã áp dụng cách dân gian này và phải công nhận rằng nó rất hiệu quả. Mặc dù thế, lợi ích mà nó mang lại là khác nhau ở mỗi người.

    Có nên tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh?

    Trẻ sơ sinh thường hay bị hăm, rôm sảy, phát ban, nổi mụn, nấm ở trên da; đặc biệt là vào mùa hè nóng ẩm.

    Một số bà mẹ dùng các loại thuốc Tây cho con mà chữa mãi không khỏi nên chuyển sang cách dân gian đó là tắm lá tía tô.

    Đúng là có nhiều trường hợp các bé sơ sinh khỏi luôn chỉ sau vài lần tắm lá tía tô nhưng cũng có không ít bé bị nhiễm trùng da, viêm da nặng sau khi tắm lá này, phải nhập viện để điều trị.

    Nhẹ thì để lại vết thâm, vết sẹo trên da; nặng hơn là nhiễm trùng máu, viêm các bộ phận bên trong. Mặc dù trường hợp này hiếm nhưng không phải không có.

    Chính vì thế, bố mẹ rất phân vân không biết có nên tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh hay không?

    Theo các bác sĩ da liễu, tắm lá tía tô mặc dù tốt cho da nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, đặc biệt là với trẻ sơ sinh.

    Lý do là vì lá tía tô cũng như các loại lá cây khác, đều chứa vi khuẩn, bụi bẩn, mảnh xác côn trùng và còn có thể chứa các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng,… bị nhiễm gián tiếp từ các loại cây trồng để ăn xung quanh đó.

    Da người lớn dày, khỏe nhưng da trẻ sơ sinh thì mỏng, nhạy cảm, non nớt hơn rất nhiều. Vì thế những thành phần này có thể gây kích ứng, dị ứng cho da bé.

    Hoặc nếu chỉ tắm một hai lần thì không sao nhưng nếu tắm lá tía tô thường xuyên và không tráng lại nước sạch thì những thành phần này có thể sẽ tích tụ lại trên da. Khi thời cơ (da bé bị xước, bị thương hoặc lở loét) đến sẽ “tấn công” và gây nhiễm trùng da.

    Ngày nay để tối giản các công đoạn pha chế nước tắm, và không gây khô da cho trẻ nhỏ, HTX Sinh dược nghiên cứu cho ra đời Muối tắm thảo dược, tích hợp được các thành phần không gây khô da mà lại mang lại nhiều công dụng.

    Muối tắm thảo dược với thành phần 100% tự nhiên từ muối hầm, chiết xuất thảo dược từ Tía tô, dây Tầm bóp, dây Kim Ngân , không chất bảo quản, không chất tạo bọt, không có xút. Đặc biệt, muối hầm đã được loại bỏ một số những hợp chất không tốt cho da. Muối được lấy từ làng nghề muối Bạch Long – Nam Định với truyền thống sản xuất muối thủ công, giữ lại nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe. Muối biển hầm chiếm đến 90% thành phần của muối tắm vốn có tác dụng sát khuẩn, tẩy tế bào chết, làm mềm da, được sử dụng trong rất nhiều spa và sản phẩm sát khuẩn.

    10% còn lại là chiết xuất kim ngân, tầm bóp, tía tô và tinh dầu tràm gió. Tía tô đã được dùng phổ biến từ lâu trong dân gian với tác dụng giải nhiệt, làm mát. Còn theo nghiên cứu y học hiện đại thì tác dụng chống viêm và chống dị ứng của tía tô đã được chứng minh bằng thí nghiệm khoa học. Các thành phần chống viêm trong tía tô đã kích hoạt các hiệu ứng miễn dịch của cơ thể. Chính vì thế, sử dụng lá tía tô để tắm bé sẽ giúp làm mát da, chống rôm sẩy và chống viêm, làm dịu các vết mẩn ngứa, tiêu sưng.

    Chứa tinh dầu Tràm Gió, hay vẫn quen thuộc với các mẹ là tinh dầu tràm để giữ ấm cho bé hay bôi lên vết muỗi đốt để dịu và lành sớm. Tinh dầu tràm chứa hoạt chất chủ yếu là Cajeputol hay Xineol chiếm 35% đến 60% có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng mạnh nên có thể giúp giảm đau, giảm viêm, giúp lành các tổn thương, làm ấm cơ thể giúp trẻ không bị lạnh khi tắm.

    Như vậy, để con khỏe mạnh và hết rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da cơ địa, chàm sữa thì vấn đề tiên quyết là tìm hiểu triệu chứng của con và tìm ra sản phẩm phù hợp nhất để hỗ trợ cho con yêu nhanh trở lại với làn da nõn nà ko mẩn ngứa, mụn nhọt.

    Muối tắm bé Eco – chiết xuất 100% từ thiên nhiên

    Muối tắm Eco là sản phẩm được đột phá hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, với các thành phần chính:

    - Muối hầm

    - Tinh dầu tràm gió

    - Dây kim ngân

    - Tầm bóp/tía tô

    Với độ an toàn cao, hiệu quả, tiết kiệm thời gian cho mẹ, con chóng khỏe, mẹ nhanh vui.

    Sản phẩm được phân phối chính thức bởi: Eco Consumer Shop – Tiêu dùng thuận tự nhiên

    Địa chỉ: Phòng 38 tầng 2, Học viện Phụ nữ Việt Nam – 68 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.

    Điện thoại: 0936.165.795

    Website: Ecoshopvn.com hoặc muoitamthaoduoc.vn

    Thu Loan

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/co-nen-tam-la-tia-to-cho-tre-so-sinh-a258981.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan