+Aa-
    Zalo

    Có nên rửa thịt gà trực tiếp dưới vòi nước chảy? Lời khuyên từ chuyên gia

    (ĐS&PL) - Sau khi mua gà đã làm thịt từ chợ về, nhiều người thường rửa trực tiếp dưới vòi nước để loại bỏ những bụi bẩn bám trên thịt gà. Tuy nhiên trên thực tế, việc rửa gà dưới vòi không có hiệu quả thực sự.

    Rửa thịt gà sống trực tiếp dưới vòi nước đúng hay sai?

    Sau khi mua gà đã làm thịt từ chợ về, nhiều người thường rửa trực tiếp dưới vòi nước để loại bỏ những bụi bẩn bám trên thịt gà, cho rằng cách này vệ sinh hơn là rửa trong chậu nước. Tuy nhiên trên thực tế, việc rửa gà dưới vòi không có hiệu quả thực sự trong việc hạn chế vi khuẩn. Theo các chuyên gia sức khỏe về an toàn thực phẩm, cách rửa thịt gà sống sai lầm này sẽ khiến vi khuẩn dễ lây lan hơn, tăng nguy cơ lây nhiễm chéo.

    Theo The New York Times, PGS Benjamin Chapman, khoa Nông nghiệp và Khoa học con người của Đại học bang North Carolina (Mỹ), cho biết, việc rửa thịt gà sống dưới vòi nước chẳng những không loại bỏ được nhiều vi khuẩn mà còn có thể làm lây lan vi trùng sang tay, bề mặt chậu rửa, quần áo, đồ dùng hoặc thực phẩm gần đó - một quá trình được gọi là lây nhiễm chéo. Quy trình rửa này thực sự chỉ làm tăng rủi ro cho sức khỏe.

    co nen rua thit ga truc tiep duoi voi nuoc chay loi khuyen tu chuyen gia1

    Nếu bạn lo lắng vì thịt gà sống mua ở chợ không đảm bảo vệ sinh, cách xử lý không đủ sạch hoặc bề mặt thịt gà có bụi bám, hãy cho nước vào chậu rửa cố định và thêm chút muối hột để rửa kỹ, tránh nước bắn tung tóe.

    Bật mí cách rửa thịt gà sống đúng cách

    Nếu bạn muốn loại bỏ vi khuẩn trong thịt gà, cách tốt nhất là ngâm gà trong nước muối loãng trong khoảng 20 phút. Chất bẩn trong thịt sẽ từ từ tiết ra và được làm sạch. Sau đó, bạn rửa lại bằng nước lạnh nhiều lần để loại bỏ vi khuẩn. Khi chế biến thịt gà, bạn nên nấu thật chín chứ không nên ăn tái kẻo rước bệnh vào thân.

    Bên cạnh đó, khâu vệ sinh sau khi chế biến thịt gà sống cũng cần được chú ý. Nếu chặt, thái và rửa thịt gà xong, bạn cần làm sạch các dụng cụ sơ chế như đồ đựng, dao, thớt... và các đồ vật xung quanh bằng xà phòng hoặc dung dịch tẩy rửa chuyên dụng cho sạch sẽ và lau khô.

    Tốt nhất nên đeo găng tay khi xử lý thịt sống. Nếu xử lý bằng tay trần, hãy rửa tay bằng xà phòng và nước chảy trong ít nhất 20 giây sau khi xử lý. Tránh dùng tay dụi trực tiếp vào mắt và mũi khi tiếp xúc với nguyên liệu tươi trong quá trình mua, làm sạch và sơ chế. 

    Khi bảo quản, cần để thịt gà sống ở ngăn cuối cùng của tủ lạnh hoặc bọc thịt trong túi nhằm không để giọt nước chứa vi khuẩn bám lên thực phẩm khác.

    co nen rua thit ga truc tiep duoi voi nuoc chay loi khuyen tu chuyen gia2

    Sau khi mua thịt gà sống từ cửa hàng về thì nên cất vào tủ lạnh ngay, tránh để thịt quá lâu ở bên ngoài. Mặc dù nhiệt độ tủ lạnh không đủ để tiêu diệt vi khuẩn Campylobacter nhưng có thể kìm hãm đà sinh sôi của chúng.

    Để rã đông thịt gà, nên dùng lò vi sóng hoặc rửa dưới vòi nước lạnh, không nên chờ rã đông tự nhiên ở nhiệt độ phòng vì có thể khiến vi khuẩn phát triển chóng mặt, gây ngộ độc thực phẩm.

    Các món ăn khác nhau từ thịt gà cung cấp bao nhiêu calo?

    Thịt gà tương đối ít calo và chất béo so với các loại thịt khác. Nhưng một khi bạn bắt đầu thêm dầu, nước sốt, bột và bánh mì, lượng calo có thể tăng lên.

    Ví dụ, đùi gà không da, không xương, nấu chín (52 gram) chứa 109 calo và 5,7 gram chất béo.

    Nhưng cùng một đùi gà chiên bột cho 144 calo và 8,6 gram chất béo. Một đùi gà chiên trong lớp phủ bột chiên xù thậm chí còn chứa calo nhiều hơn - 162 calo và 9,3 gram chất béo.

    Tương tự, một cánh gà không xương, không da (21 gram) có 43 calo và 1,7 gram chất béo. Còn một cánh gà được nhúng trong nước sốt thịt nướng cung cấp 61 calo và 3,7 gram chất béo.

    Nếu bạn muốn giảm cân thì hãy chọn các cách chế biến mà bạn sẽ chỉ nêm nếm vào đó một ít lượng chất béo, ví dụ như trộn, rang, nướng, hấp là cách tốt nhất để giữ hàm lượng calo thấp.

    Thùy Dung (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/co-nen-rua-thit-ga-truc-tiep-duoi-voi-nuoc-chay-loi-khuyen-tu-chuyen-gia-a602739.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Có nên cho người bệnh nhịn ăn trước và sau khi phẫu thuật?

    Có nên cho người bệnh nhịn ăn trước và sau khi phẫu thuật?

    Trái với quan điểm truyền thống, ngày càng có nhiều bằng chứng y khoa cho thấy, việc cho bệnh nhân ăn trước và sớm sau phẫu thuật mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe như tăng nhu động ruột, tăng khả năng lành vết thương, tăng kháng thể sinh ra từ ruột… Thông tin được chia sẻ tại buổi tập huấn “Chăm sóc dinh dưỡng bệnh lý cho người bệnh” do Vinamilk và các nhãn hàng sữa bột Vinamilk Sure Prevent Gold; sữa chua uống Probi, sữa chua ăn Vinamilk đồng hành cùng Câu lạc bộ Điều dưỡng trưởng Việt Nam tổ chức tại TPHCM hôm 21/10.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Có nên cho người bệnh nhịn ăn trước và sau khi phẫu thuật?

    Có nên cho người bệnh nhịn ăn trước và sau khi phẫu thuật?

    Trái với quan điểm truyền thống, ngày càng có nhiều bằng chứng y khoa cho thấy, việc cho bệnh nhân ăn trước và sớm sau phẫu thuật mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe như tăng nhu động ruột, tăng khả năng lành vết thương, tăng kháng thể sinh ra từ ruột… Thông tin được chia sẻ tại buổi tập huấn “Chăm sóc dinh dưỡng bệnh lý cho người bệnh” do Vinamilk và các nhãn hàng sữa bột Vinamilk Sure Prevent Gold; sữa chua uống Probi, sữa chua ăn Vinamilk đồng hành cùng Câu lạc bộ Điều dưỡng trưởng Việt Nam tổ chức tại TPHCM hôm 21/10.