Dòng sự kiện
    +Aa-
    Zalo

    Có một ngôi làng mà người dân không bao giờ khóa cửa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nằm tại khu vực hẻo lánh bang Maharashtra, Ấn Độ, Shani Shingnapur nổi tiếng với những ngôi nhà không bao giờ khóa cửa và truyền thuyết gắn với ngôi làng từ hơn 1000 năm

    Nằm tại khu vực hẻo lánh tại bang Maharashtra, Ấn Độ, Shani Shingnapur nổi tiếng với những ngôi nhà không bao giờ khóa cửa và truyền thuyết gắn với ngôi làng từ hơn 1000 năm.

    Hãy thử tưởng tượng, có một nơi trên thế giới này, nơi những ngôi nhà không có cổng hay các cửa hàng luôn mở rộng cửa và người dân vẫn luôn cảm thấy an toàn. Liệu một nơi như thế có thực sự tồn tại giữa xã hội đầy biến động mà chúng ta đang sống không?

    Nếu bạn chưa tin thì câu trả lời là có. Ngôi làng Shani Shingnapur tại bang Maharashtra, Ấn Độ nổi tiếng với những ngôi nhà không bao giờ khóa cửa. Người dân ở đây tin rằng thần sao Thổ là thần hộ mệnh của làng và sẽ bảo vệ cho cuộc sống của mọi người.

    Những ngôi nhà tại đây không có cửa hay khóa.

    Theo truyền thuyết, hơn 300 năm trước, sau một trận mưa lớn và lũ lụt, người dân làng tìm thấy một phiến đá màu đen lớn nằm bên bờ sông Panasnala. Khi dân địa phương dùng gậy chọc vào hòn đá, máu bắt đầu tuôn ra từ phiến đá đen.

    Đêm hôm đó, thần Shani xuất hiện trong giấc mơ của vị trưởng làng và cho biết, phiến đá đó chính là hiện thân của mình. Thần Shani ra lệnh cho người dân làng mang phiến đá về để thờ cùng trong làng với một điều kiện: hòn đá phải đặt ở nơi thoáng đáng để ông có thể quan sát hết mọi việc trong làng. Đổi lại, ông sẽ phù hộ và bảo trợ cho cuộc sống của người dân nơi đây.

    Phiến đá nằm tại trung tâm làng.

    Sau khi người dân làng mang viên đá về đặt giữa trung tâm, họ đã quyết định tháo bỏ hết cửa cổng và khóa nhà. Họ không cần chúng nữa khi đã được vị thần Shani phù hộ và che chở.

    Cho tới này, các thế hệ người dân trong làng vẫn duy trì truyền thống đó. Một số ngôi nhà có đặt các miếng gỗ trước cửa để ngăn không cho chó vào, nhưng họ không lắp đặt các cánh cửa kiên cố. Nhiều gia đình vẫn thoải mái để các đồ đạc quý giá như trang sức, tiền bạc trong nhà mà không sợ bị mất trộm vì họ cho rằng, thần làng sẽ bảo vệ họ. Kể cả những nhà vệ sinh công cộng tại làng cũng chỉ có một tấm màn che trước cửa mà không có khóa.

    Các công trình mới xây tại làng cũng tuân theo luật "bất thành văn" đó. Trạm cảnh sát mở cửa vào tháng 9/2015 được xây dựng không có cửa cổng. Chi nhánh ngân hàng thương mại liên bang tại Shani Shingnapur là ngân hàng đầu tiên mà không có khóa.

    Ngân hàng không có cổng mà chỉ có một cánh cửa mang tính tượng trưng.

    Với người dân trong làng, kể cả khi họ đi khỏi thị trấn vài ngày, việc nhờ hàng xóm để ý nhà mình là điều không cần thiết. Người dân ở đây tin tưởng tuyệt đối vào việc những kẻ ăn trộm sẽ bị thần phạt cho mù mắt. Những ai không trung thực sẽ phải trải qua 7 năm rưỡi đen đủi.

    Thậm chí, người ta còn đồn thổi rằng từng có một người dân lắp đặt một cửa gỗ tại nhà mình. Và ngay ngày hôm sau, anh ta đã bị tai nạn giao thông.

    Vì câu chuyện thần thoại đầy ly kì này, làng Shani Singnapur thu hút hơn 40,000 tín đồ sùng đạo mỗi ngày tới từ khắp vùng của Ấn Độ. Họ đến đây để chiêm ngưỡng ngôi đền của vị thần Shani thiêng liêng.

    Dù có nhiều đồ đạc quý giá, các chủ nhân tại đây vẫn không có khóa cửa.

    Mặc dù hơn 100 năm nay, chưa có vụ trộm cướp nào xảy ra tại ngôi làng Shani Shingnapur, một du khách từng khai báo bị mất 35,000 rupee (hơn 11 triệu đồng) vào năm 2010 khi tới tham quan ngôi làng. Vào năm 2011, một vụ trộm cướp hơn 22,000 triệu đồng cũng đã diễn ra tại đây. Tuy nhiên, người dân cho rằng vụ việc xảy ra bên ngoài ngôi làng.

    Nhiều người cho rằng tỉ lệ tội phạm trộm cắp thấp ở khu vực là do làng Shani nằm ở khu vực hẻo lánh, chứ không phải do phép màu của thần thánh.

    Dù nhiều người đang có ý định lắp khóa cửa để bảo vệ cuộc sống của gia đình mình, đại đa số người dân vẫn hy vọng, truyền thống lâu đời này của làng Shani Shingnapur sẽ được bảo tồn và tiếp tục gìn giữ.



    Theo Trí thức trẻ

    Xem thêm video:

    [mecloud]sGyoqm7M4Z[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/co-mot-ngoi-lang-ma-nguoi-dan-khong-bao-gio-khoa-cua-a136033.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan