Theo đó, một cặp đôi tại Mỹ đã quyết định đi tới hôn nhân. Thế nhưng, họ gặp khó khăn trong việc phân định các khoản chi tiêu trong tương lai bởi sự chênh lệch rõ ràng trong thu nhập và mức sống của mỗi người.
Cô gái chia sẻ: "Anh ấy là bác sĩ, thu nhập rơi vào khoảng 60.000 USD mỗi năm (khoảng 14 tỷ đồng). Còn tôi làm ở lĩnh vực giáo dục, kiếm ít hơn 50.000 USD/năm (khoảng 1.1 tỷ đồng)”.
Được biết cô gái không phải là người tiêu xài hoang phí tuy nhiên cũng không phải là con người thích tiết kiệm.
Cô cũng đã từng ly hôn và đang nuôi dưỡng con nhỏ mà không nhận một đồng trợ cấp nào từ chồng cũ.
Nói một cách dễ hiểu thì tôi là kiểu người sẽ tiêu hết sạch tiền cho đến kỳ lĩnh lương và không dành dụm được khoản nào”, cô gái chia sẻ.
Về thói quen mua sắm cô gái cho biết: “Tôi sợ các khoản vay nên cố gắng không nợ nần ai. Tôi ở nhà thuê, không dùng thẻ tín dụng và có chiếc ô tô đã dùng 8 năm. Tôi sống khiêm tốn, cũng như thích mua sắm ở cửa hàng bán đồ secondhand.”
Chia sẻ về vị hôn phu, cô gái thẳng thắn nói: “Anh ấy cũng có ý thức tiết kiệm tiền, song anh tiêu xài khá 'bừa bãi' ở một vài khoản chi phí khác. Anh ấy có một khoản thế chấp khi mua nhà và xe Lamborghini, cũng như phải trả khoản vay sinh viên.
Được biết, chồng sắp cưới của cô gái cũng đã có vợ và hiện đang chu cấp cho con trai ở tuổi vị thành niên.
Về cơ bản cô gái đánh giá chồng sắp cưới có mẫu sinh hoạt và chi tiêu không dành dụm giống mình chỉ khác là mức lương và phong cách sống của anh ta cao hơn.
Cả hai đã có buổi trao đổi thẳng thắn trước hôn nhân, cô gái và chồng sắp cưới của mình đang xem xét mua nhà cùng nhau, do đó cô gái rất phân vân việc phân chia các khoản chi tiêu một cách hợp lý.
Megen Liscomb - biên tập viên mảng Tài chính cá nhân của BuzzFeed đã gợi ý họ nên trao đổi sâu hơn về mong muốn cá nhân trong việc phân chia tài chính. Một vài mẫu câu hỏi có thể tham khảo là: "Anh/em thích mua sắm đồ vật nào?", "Có món đồ nào anh/em biết dù đắt đỏ nhưng nhất định vẫn phải mua chúng?", "Anh/em có thấy thoải mái khi chia sẻ sử dụng đồ vật đó với đối phương hay không?"...
Tiếp theo, Megen Liscomb nhận định vấn đề của cô gái kia tương đối khó giải quyết bởi cặp đôi có sự cách biệt lớn về thu nhập và mức sống. Cũng vì thế, Megen Liscomb không khuyến khích họ phân chia hoá đơn theo tỷ lệ 50:50. Với những cặp vợ chồng có chênh lệch tiền lương, thông thường người kiếm được nhiều tiền sẽ trả các khoản chi phí cao như tiền thế chấp nhà, phí dịch vụ đắt đỏ. Trong khi đối tượng có thu nhập khiêm tốn hơn sẽ trả tiền ăn uống và một số khoản nhỏ khác.
Mặt khác, Megen Liscomb khuyên cô gái nên trao đổi thẳng thắn về kế hoạch tiết kiệm tài chính với hôn phu, cũng như ngân sách tối thiểu mà cô nàng đóng góp được vào "mức sống mơ ước" của đối phương.
Cũng theo Megen Liscomb, dẫu biết cân đối chi tiêu là điều quan trọng trước thềm hôn nhân, thế nhưng hạnh phúc của vợ chồng không chỉ xoay quanh vấn đề tiền bạc. Ngoài ra, mọi quyết định phân chia chi tiêu hiện tại chỉ mang tính tương đối, bởi nguồn thu nhập và kế hoạch tài chính của cặp vợ chồng hoàn toàn có thể thay đổi trong tương lai.
Do đó, điều quan trọng là cô gái nên duy trì các cuộc trao đổi thẳng thắn về vấn đề tài chính càng sớm càng tốt và giữ tâm thế thoải mái trước khi bước vào cuộc hôn nhân mới. Tham khảo kế hoạch chi tiêu tài chính của những cặp vợ chồng khác cũng là phương pháp hữu ích mà cô gái nên làm để chuẩn bị cho tương lai.
Thùy Dung (t/h)