Cô gái 16 tuổi nghi rơi từ sà lan xuống sông, cứu hộ xuyên đêm tìm kiếm
(ĐS&PL) - Lực lượng chức năng vẫn đang tích cực tìm kiếm một thiếu nữ rơi từ sà lan xuống sông Cá Nhám, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ (TP.HCM).
Theo thông tin ban đầu, vào 22h ngày 20/6, Công an xã Thạnh An, huyện Cần Giờ nhận được tin báo của anh Võ Văn Thủy (42 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) về việc con gái nghi rơi xuống sông, mất tích ở khu vực Bà Yên, ấp Thiềng Liềng.
Theo trình báo, khoảng 13h cùng ngày, anh Thủy điều khiển sà lan mang số hiệu SG-8828 lấy bắp ở Cảng SSIT, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để chở về tỉnh Đồng Tháp.
Sà lan sau đó neo đậu khu vực Ngã ba sông Cá Nhám - Thị Vải để chờ làm thủ tục tờ khai hải quan. Đến chiều tối, việc làm thủ tục tờ khai hải quan hoàn tất.
Do trời dông gió rất to nên anh Thủy điều khiển sà lan về khu vực ấp Thiềng Liềng neo đậu chờ nước lớn để di chuyển về tỉnh Đồng Tháp.
Đến 18h cùng ngày, chị ruột của anh Thủy đã làm thủ tục tờ khai hải quan xong và xuống sà lan.
Lúc này, trời giông gió rất to nên anh Thủy điều khiển sà lan về khu vực ấp Thiềng Liềng neo đậu chờ thời tiết ổn định mới khởi hành về Đồng Tháp. Lúc này, trên sà lan có 5 người, đều có quan hệ ruột thịt, trong đó có em N. và anh Trường.
Khi sà lan chạy đến khu vực Bà Yên (đoạn sông Cá Nhám và Kinh 50) gần phao P0051 thì em N. cùng anh Trường đi lấy điện thoại.
Đến cabin mui sau, N. đứng trên nắp hầm để anh Trường vào cabin. 5 phút sau, anh Trường đi ra ngoài không thấy N. nên đã thông báo cho anh Thủy.
N. được cho là rơi từ sà lan xuống sông. Ngay lập tức, mọi người trên sà lan đã tổ chức tìm kiếm nhưng không có kết quả.
Hiện, lực lượng chức năng vẫn đang tìm kiếm thiếu nữ mất tích.
Với Đại tá, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng, được làm báo, đặc biệt là khoác áo lính làm báo và lăn xả nơi đạn bom khói lửa, là một cơ hội lớn để trải nghiệm, để trưởng thành và góp phần ghi lại lịch sử. Ông xem đó là kho báu vô giá trong sự nghiệp của mình.
Với Đại tá, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng, được làm báo, đặc biệt là khoác áo lính làm báo và lăn xả nơi đạn bom khói lửa, là một cơ hội lớn để trải nghiệm, để trưởng thành và góp phần ghi lại lịch sử. Ông xem đó là kho báu vô giá trong sự nghiệp của mình.
Báo Tiếng Dân, tờ báo quốc ngữ đầu tiên ở miền Trung, là một trong những tờ báo tiêu biểu của báo chí yêu nước cách mạng, phản ánh lại một cách trung thực không khí, đời sống chính trị trong nửa đầu thế kỷ XX và đã thực sự có nhiều đóng góp cho lịch sử văn hóa miền Trung, cho Huế, cho báo chí Việt Nam.