+Aa-
    Zalo

    Chuyên gia nói gì sau trận động đất ở Hà Nội sáng 25/3?

    (ĐS&PL) - Để giảm thiểu những thiệt hại do động đất gây ra, TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết, Hà Nội cần làm bản đồ đánh giá phân vùng chi tiết hoạt động động đất, lắp đặt một số thiết bị quan sát rung lắc.

    Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu), lúc 8h05 hôm nay (25/3) tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội xuất hiện động đất 4 độ, độ sâu khoảng 16 km, khiến nhiều người dân tại nội thành Hà Nội cảm nhận được rung lắc 3-5 giây. Cấp độ rủi ro thiên tai bằng 0.

    chuyen gia noi gi sau tran dong dat o ha noi sang nay 25 3
    Bản đồ tâm chấn trận động đất tại Mỹ Đức, Hà Nội sáng 25/3. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu

    Chia sẻ trên VnExpressPGS.TS Nguyễn Hồng Phương, chuyên gia địa chấn Viện Vật lý địa cầu, nhận định nguyên nhân bước đầu là động đất kiến tạo, gây ra bởi đới đứt gãy tự nhiên (một hiện tượng địa chất liên quan tới các quá trình kiến tạo trong vỏ Trái Đất. Thông thường đứt gãy thường xảy ra tại nơi có điều kiện địa chất không ổn định).

    Theo PGS Phương, động đất tại Mỹ Đức xảy ra do nằm cách đới đứt gãy sông Hồng chỉ khoảng 1,8 km - là nguồn phát sinh động đất, chạy cắt qua ranh giới địa phận TP.Hà Nội. Đây là đứt gãy kéo dài đến hơn 1.000 km bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chạy xuống đến miền Bắc Việt Nam, kéo dài đến Vĩnh Phúc.

    Đứt gãy này đang trong thời kỳ ngủ yên và kỷ nguyên này kéo dài khoảng vài nghìn năm, theo dự báo các chuyên gia. Do đó dọc theo đới đứt gãy này chỉ phát sinh những trận động đất trung bình hoặc nhỏ.

    Tại Việt Nam, đến nay ghi nhận chỉ phát sinh khoảng gần 30 trận động đất nhỏ với độ lớn khoảng 3 đến 4 độ. "Theo thang độ lớn mô men, các trận động đất này không vượt quá 6 độ, do đó không gây ra đổ nhà cửa hoặc thiệt hại về người", ông Phương nhấn mạnh.

    PGS Phương cũng cho biết thêm, động đất ở Mỹ Đức khác với loại động đất kích thích từng xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Động đất kích thích do con người tác động vào môi trường, cụ thể xảy ra khu vực thủy điện có hồ chứa lớp ép xuống gây trận động đất kích thích. Còn động đất ở Hà Nội phát sinh trên đới đứt gãy sông Hồng, do thiên nhiên gây ra những vết nứt sâu trên bề mặt Trái Đất, được ví như "họng để thoát năng lượng từ dưới lòng đất ra ngoài, thể hiện dưới dạng động đất, gọi là động đất kiến tạo".

    Vì không hoạt động mạnh nên động đất kiến tạo tại Mỹ Đức không gây nguy hiểm. Song ông khuyến cáo người dân vẫn cần cảnh giác. Hiện Viện Vật lý địa cầu đang theo dõi dư chấn sau động đất.

    Liên quan đến vấn đề này, theo TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, cần nghiên cứu phân đoạn đứt gãy sông Hồng để đánh giá nguy hiểm động đất chi tiết hơn, khu vực Hà Nội cần thực hiện đánh giá rủi ro động đất. Cần thiết lập một số thiết bị quan trắc ở các nhà cao tầng trên địa bàn thành phố để đánh giá định lượng mức độ rung lắc do các trận động đất gây ra.

    Cũng theo TS Nguyễn Xuân Anh, chúng ta vẫn có bản đồ cảnh báo động đất theo vùng. Nhưng với khu vực Hà Nội, trong tình hình kinh tế - xã hội phát triển, nhiều nhà cao tầng, nhiều công trình quan trọng được xây dựng thì cơ quan chuyên môn khuyến cáo là cần phân vùng nhỏ hơn để đánh giá chi tiết hơn về mức độ rủi ro, mức độ nguy hiểm do động đất.

    chuyen gia noi gi sau tran dong dat o ha noi sang nay 25 3 2
    Vị trí trận động đất (dấu đỏ) cách trung tâm Hà Nội về phía bắc - đông bắc khoảng 30 km theo đường chim bay. Ảnh: Thanh Niên

    Trên thực tế, dù tại Hà Nội hàng trăm năm mới có một trận động đất nhưng Hà Nội thỉnh thoảng vẫn phải chịu sang chấn ảnh hưởng do động đất ở các vùng cách Hà Nội từ hàng chục đến hàng trăm km. Gần đây nhất, ngày 17/11/.2023, trận động đất mạnh 5,4 độ Richter xảy ra ở khu vực biên giới Myanmar - Trung Quốc, khiến nhiều tòa nhà cao tầng ở Hà Nội rung lắc. Trước đó nữa, năm 2018, tại Vân Nam (Trung Quốc) xảy ra trận động đất 5,3 độ Richter, cũng khiến nhiều nhà cao tầng ở Hà Nội rung lắc.

    "Động đất ở các vùng khác ảnh hưởng như thế nào tới Hà Nội còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Có những trận động tuy ở Tây Bắc, ở Lào, ở Trung Quốc… nhưng lớn, hoặc có những trận động đất tuy bé, nhưng lại gần, đều ảnh hưởng tới Hà Nội. Vì thế, cần có bản đồ đánh giá động đất chi tiết hơn cho Hà Nội, trong đó cập nhật các trận động đất mới, từ đó xây dựng những kịch bản đánh giá nguy hiểm động đất ở các quận nội thành để phục vụ cho việc kháng chấn của công trình xây dựng", TS Nguyễn Xuân Anh đề xuất. 

    Thục Hiền(T/h)
     
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuyen-gia-noi-gi-sau-tran-dong-dat-o-ha-noi-sang-253-a615799.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Sáng nay (25/3), Hà Nội xảy ra động đất

    Sáng nay (25/3), Hà Nội xảy ra động đất

    Đây là thông tin từ Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu, theo đó tại một số tòa nhà cao tầng, người dân cảm nhận rõ sự rung lắc.