+Aa-
    Zalo

    Chuyên gia Nguyễn Duy Cương chia sẻ về tư duy "thay đổi" để đồng hành cùng thời đại

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chia sẻ tại buổi Tập huấn cán bộ giảng viên năm học 2018-2019 tại Đại Nam, chuyên gia Nguyễn Duy Cương khẳng định, giáo dục cần thay đổi để đồng hành cùng thời đại.

    Chia sẻ tại buổi tập huấn cán bộ giảng viên năm học 2018-2019 của Trường Đại học Đại Nam vào sáng ngày 7/9, chuyên gia, bác sĩ Nguyễn Duy Cương cho biết: “Sinh viên là bản sao của giảng viên. Phương pháp giáo dục như thế nào sẽ tạo ra những sản phẩn như thế đó”.

    “Việt Nam đã hội nhập! Sao không dạy nhau cách hội nhập? Sao không học cách hội nhập? Sao không ủng hộ cách hội nhập? Tại sao bài xích chống lại hội nhập và những mô hình hội nhập? Bố mẹ, thầy cô giáo đừng tự biến mình thành những kẻ “độc tài”. Giáo dục Việt Nam cần thay đổi để đồng hành cùng thời đại…” - Đó là chia sẻ của chuyên gia, bác sĩ Nguyễn Duy Cương – một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cá nhân và khai phá năng lực tiềm ẩn con người trong buổi tập huấn cho cán bộ giảng viên Trường Đại học Đại Nam sáng 7/9.

    Thế hệ trẻ là bản sao của bố mẹ và thầy cô giáo

    Cần biết - “Thay đổi” để đồng hành cùng thời đại
    Chuyên gia, bác sĩ Nguyễn Duy Cương chia sẻ tại buổi Tập huấn cán bộ giảng viên năm học 2018-2019 của Trường Đại học Đại Nam sáng ngày 7/9/2018.

    Chia sẻ tại buổi Tập huấn cán bộ giảng viên năm học 2018-2019 của Trường Đại học Đại Nam, chuyên gia Nguyễn Duy Cương cho biết: “Sinh viên là bản sao của giảng viên. Phương pháp giáo dục như thế nào sẽ tạo ra những sản phẩn như thế đó”.

    Cũng theo chuyên gia, nền giáo dục Việt Nam vẫn chưa “thoát xác” khỏi phương pháp giáo dục truyền thống “thầy đọc trò chép”. Giáo dục đại học ở Việt Nam nói chung vẫn mang nặng tính giáo điều và áp đặt. Hậu quả là đào tạo ra những thế hệ công dân thiếu kỹ năng thực tế, không có tư duy sáng tạo, không đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội. Minh chứng là tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường không kiếm được việc, đặc biệt là việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo rất cao.

    Với cách giáo dục theo hướng áp đặt, dạy học theo kiểu “truyền tin”, bố mẹ và thầy cô giáo tự biến mình thành những kẻ “độc tài”, tạo ra những thế hệ công dân sao chép. Với lượng thông tin và kiến thức khổng lồ, sự đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao của xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế, cách dạy và học theo kiểu “thầy đọc trò chép” không còn phù hợp. Người trẻ cần những phương pháp tiếp cận kiến thức chủ động và khoa học học…”, chuyên gia Nguyễn Duy Cương nhấn mạnh.

    Giáo dục Đại học cần “THAY ĐỔI” để đồng hành cùng thời đại

    Thực tế cho thấy, những giáo viên, giảng viên “thích thú” với phương pháp dạy học đọc chép đều là những người không khá về chuyên môn, không đam mê với sự nghiệp trồng người. Phương pháp dạy học truyền thống làm thui chột cả người dạy và người học. Thầy cô giáo dần dần trở thành một cái “máy dạy”. Người học thụ động, chỉ biết thu nhận kiến thức một chiều, không động não suy nghĩ, không biết cách chiếm lĩnh tri thức, thui chột dần về tư duy, không thể vận dụng kiến thức vào cuộc sống và kết quả tất yếu là bị đào thải.

    Cần biết - “Thay đổi” để đồng hành cùng thời đại (Hình 2).
    Thày cô trường Đại học Đại Nam chụp ảnh lưu niệm cùng chuyên gia, bác sĩ Nguyễn Duy Cương.

    Theo ông Cương, để không tiếp tục tạo ra những “bản lỗi giáo dục”, cha mẹ và thầy cô giáo cần nghiêm khắc nhìn nhận lại cách thức giáo dục của mình. Người trẻ cần phải được tôn trọng và đào tạo bằng sự tôn trọng; phát triển giáo dục đại học theo hướng tương tác, chủ động, ưu tiên phát triển cả tâm hồn, trí tuệ và thể xác. Mục đích cuối cùng là hình thành thái độ sống tích cực, kiến thức sâu rộng và kỹ năng tốt cho sin viên.

    Chuyên gia Nguyễn Duy Cương khẳng định: “THAY ĐỔI là cách duy nhất để đồng hành cùng thời đại. Việt Nam đã hội nhập! Sao không dạy nhau CÁCH hội nhập? Sao không học cách hội nhập? Sao không ủng hộ cách hội nhập? Tại sao bài xích chống lại hội nhập và những mô hình hội nhập? Đào tạo đại học là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Sản phẩm của trường đại học không những phải đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng trong nước mà còn phải đáp ứng tốt yêu cầu tuyển dụng của quốc tế. Để làm được điều đó, không có các nào ưu việt hơn là THAY ĐỔI, gắn đào tạo với thực tế…”.

    Cần biết - “Thay đổi” để đồng hành cùng thời đại (Hình 3).
    Chuyên gia Nguyễn Duy Cương chụp ảnh lưu niệm cùng tập thể cán bộ giảng viên Trường Đại học Đại Nam.

    Phát biểu tại buổi Tập huấn, bà Cao Thị Hòa – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Đại Nam đánh giá cao những chia sẻ của chuyên gia, bác sĩ Nguyễn Duy Cương và khẳng định đây cũng là “triết lý giáo dục” nhà trường theo đuổi. Để nâng cao chất lượng đào tạo, các cán bộ giảng viên của Trường Đại Nam luôn nỗ lực học tập, nghiên cứu trau dồi kiến thức chuyên môn; tìm tòi, áp dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại; tăng cường sự tương tác giữa thầy và trò, tạo điều kiện cho sinh viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập… Trường Đại học Đại Nam là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam mở khách sạn 3 sao cho sinh viên chuyên ngành Du lịch thực tập; có phòng thí nghiệm đạt chuẩn cho sinh viên Dược và Điều dưỡng thực hành; hỗ trợ việc làm và tiếp cận doanh nghiệp cho sinh viêm sau khi tốt nghiệp…

    Với phương trâm “học để thay đổi”, đào tạo gắn liền với thực tiễn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, Trường Đại học Đại Nam đã đào tạo ra nhiều thế hệ sinh viên xuất sắc (hơn 90% sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp), trở thành địa chỉ đào tạo uy tín, chất lượng được học sinh và phụ huynh trên cả nước tin yêu lựa chọn.

    Thu Hòe

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuyen-gia-nguyen-duy-cuong-chia-se-ve-tu-duy-thay-doi-de-dong-hanh-cung-thoi-dai-a243881.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan