+Aa-
    Zalo

    Chuyện chưa kể về nữ hoàng Cleopatra: "Phù thủy" hương thơm không xinh đẹp như vẫn lầm tưởng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nữ hoàng Cleopatra là một bậc thầy trong lĩnh vực điều chế hương liệu, nhiều người đàn ông si mê bà cũng chính bởi mùi hương vô cùng quyến rũ.

    Nữ hoàng Cleopatra là một bậc thầy trong lĩnh vực điều chế hương liệu, nhiều người đàn ông si mê bà cũng chính bởi mùi hương vô cùng quyến rũ.

    Nữ hoàng Cleopatra. 

    Tính tới nay, hình ảnh nữ hoàng Cleopatra đã xuất hiện trong hàng chục bộ phim Hollywood và nhiều cuốn sách nổi tiếng, từ tiểu thuyết lịch sử cho đến khoa học viễn tưởng.

    Luôn xinh đẹp, bí ẩn, cuốn hút, với một chùm hạt trên tóc và đôi mắt được kẻ viền đen, vị nữ hoàng trông giống như Thuyền trưởng Jack Sparrow. Cleopatra đã đạt được sự "bất tử" mà ít ai cùng thời với bà có thể làm được.

    Hơn 1.500 năm trước khi nữ hoàng Elizabeth I của Anh trị vì đất nướcf, nữ hoang Cleopatra đã chứng minh rằng phụ nữ có khả năng cai trị các quốc gia và họ có thể làm điều đó bằng trí thông minh, sự duyên dáng và đôi khi là tàn bạo.

    Tuy nhiên, phần lớn những gì chúng ta biết về nữ hoàng sông Nile đều đã được hư cấu, đến nỗi những thứ bịa đặt đôi khi còn được biết đến nhiều hơn là sự thật.

    Cleopatra không phải người Ai Cập

    Nếu ai đó yêu cầu bạn gọi tên một người Ai Cập trong lịch sử cổ đại, hai cái tên được nhắc tới nhiều nhất chắc hẳn là Vua Tut và Cleopatra. Đối với nhiều người, đây là hai nhân vật lịch sử hiện thân của Ai Cập cổ đại - cả người đầy vàng ròng, kẻ mắt và đưa tay đi quanh cung điện sang trọng như trong bài hát Bangles từ những năm 80. Song sự thật là một trong hai người đó không phải người Ai Cập.

    Theo Lịch sử Macedonia, Cleopatra là hậu duệ của triều đại Ptolemaic được khai sinh do Ptolemy I, một vị tướng dưới quyền thời Alexander Đại Đế.  Điều đó có nghĩa là họ không chỉ có tổ tiên Hy Lạp mà còn nói tiếng Hy Lạp và tuân theo các phong tục của Hy Lạp .

    Ptolemys cai trị Ai Cập trong 300 năm sau khi đất nước được giao cho Ptolemy I sau cái chết của Alexander vào năm 323 trước Công nguyên 

    Trong thần thoại Ai Cập, thần Osiris kết hôn với em gái Isis của mình để duy trì sự thuần khiết của huyết thống hoàng gia. Họ là những vị thần, nên có lẽ rối loạn di truyền do kết hôn cận huyết không thực sự là vấn đề đối với họ.

    Nghĩ tới Nữ hoàng Ai Cập, người ta thường liên tưởng một tuyệt sắc giai nhân.

    Tuy nhiên, thật không may cho các pharaoh Ai Cập, những người coi các vị thần Ai Cập là hình mẫu tuyệt vời để học theo. Kết hôn cận huyết là một vấn đề đối với người phàm, nhưng hàng ngàn năm trước, không ai hiểu điều đó.

    Cha của Cleopatra là Vua Ptolemy XII. Không có nhiều thông tin về mẹ của Cleopatra, nhưng Biography nói rằng đó có thể là chị gái của cha cô ấy. Để phù hợp với “truyền thống gia đình”, Cleopatra tiếp tục kết hôn với không chỉ một mà cả hai người em trai của mình.

    Nhan sắc bình thường 

    Hầu hết mọi mô tả trước giờ về Cleopatra đều cho chúng ta biết bà xinh đẹp tuyệt vời, điều này thực sự có vẻ không phù hợp với việc kết hôn cận huyết, song cũng có thể đó là một trường hợp may mắn.

    Tờ Time của Anh từng đăng tải thông tin nữ hoàng Ai Cập Cleopatra chỉ là một cô gái xấu xí, vừa béo vừa lùn: Cleopatra chỉ cao chưa đến 1,6m, thân hình hơi béo, cổ đầy ngấn thịt, răng cũng không được đẹp và khỏe mạnh. Thông tin này đã làm dấy lên những phản đối từ Ai Cập. 

    Cho tới háng 2/2020, người ta khai quật được một đồng xu có chân dung nữ hoàng Cleopatra, và các nhà khảo cổ xác nhận rằng nữ hoàng thực sự trông khá bình thường.

    Theo như bức chân dung trên mặt đồng xu, Cleopatra có dung nhan khá thô: cổ to, mũi khoằm, tai dài và cằm nhô. Cũng giống như đa số phụ nữ thời đó, Cleopatra chỉ cao dưới 1,6 m, thậm chí chỉ khoảng 1,5 m.

    Việc các sử gia cổ đại không nói nhiều về ngoại hình của cô cũng cho thấy cô không quá xinh đẹp. “Cuộc sống của Antony”, được viết bởi Plutarch vào năm 75 sau Công nguyên, đã đưa ra nhận định sau đây về Cleopatra: "Vẻ đẹp thực sự của bà ... không quá nổi bật đến mức không ai có thể so sánh được với bà, hoặc không ai có thể nhìn thấy bà mà không bị ấn tượng hay cương lại được…”.

    Đồng xu in chân dung nữ hoàng. 

    Khả năng nói 9 ngôn ngữ

    Theo Ancient Origins , Cleopatra không chỉ là một nhà ngoại giao sắc sảo, bà còn là một người biết toán học, y học, giả kim, kinh tế, lịch sử, địa lý. Bà còn nói được 9 thứ tiếng.

    Ngoài tiếng Hy Lạp, vốn là tiếng mẹ đẻ của triều đại Ptolemaic, Cleopatra còn nói ngôn ngữ của hầu hết những quốc gia lân cận , bao gồm Ả Rập, Do Thái, Parthia, Syria, Ethiopia, Medes và Trogodytae. Cô cũng là thành viên duy nhất của triều đại Ptolemaic bận tâm đến việc học ngôn ngữ của Ai Cập.

    Theo Ancient Origins , Cleopatra có thể nói tiếng Coptic bản địa và bà cũng có thể đọc chữ tượng hình. Hơn nữa, cô ấy được miêu tả là một người Ai Cập, mặc trang phục truyền thống và tham dự các lễ hội và nghi lễ truyền thống của Ai Cập.

    Trên thực tế, cô ấy là một PR chuyên nghiệp, đến nỗi cô ấy được tuyên bố là một người yêu nước và trở thành một nhà lãnh đạo phổ biến trong người dân Ai Cập mặc dù cô ấy không phải là hậu duệ của bất kỳ pharaoh Ai Cập thực sự nào. Cleopatra, không giống như những người tiền nhiệm của mình,  bà nhận ra được giá trị to lớn của văn hóa.

    Cái chết của ba người anh chị em ruột

    Luật lệ của Ai Cập cổ đại cho phép các pharaoh trị vì theo cặp, nghĩa là ngoài một người ngự trị trên ngai vàng và một người khác giới đồng nhiếp chính. Cleopatra đã cùng cha mình là Ptolemy XII cai trị một thời gian ngắn trước khi ông qua đời vào năm 51 TCN.

    Theo ý nguyện của cha, Cleopatra phải kết hôn với anh trai của bà là Ptolemy XIII để đồng nhiếp chính. Nhưng hai anh em luôn đối nghịch và tìm cách triệt hạ nhau để kiểm soát ngai vàng.

    Cleopatra đã tìm đến sự giúp đỡ của Julius Caesar để triệt hạ người anh của mình. Nhưng sau đó, vì ràng buộc của tục lệ đồng nhiếp chính, bà phải kết hôn với người anh trai còn lại.

    Khi đã hạ sinh được con trai và để đưa con lên làm đồng nhiếp chính, bà đã sát hại chồng mình. Năm 41 TCN, vị nữ hoàng khử được đối thủ cuối cùng là người chị gái Arsinoe.

    Viền mắt đen đặc trưng

    Kẻ mắt đen. 

    Hầu như không có một mô tả nào về Cleopatra mà không bao gồm kiểu trang điểm mắt đặc trưng - viền mắt được kẻ đen và đôi khi kéo dài xuống mặt để tạo thành các hình xoắn ốc trang trí.

    Viền mắt đen – còn gọi là kohl – không được nữ hoàng sử dụng như một lớp trang điểm. Thực tế thì bà xem nó như một phương thức bảo vệ mắt. Nhiễm trùng mắt thường xảy ra ở Ai Cập cổ đại vì những hạt không khí từ sông Nile rất dễ bay vào mắt và gây viêm. Vị nữ hoàng thông minh đã nghĩ ra cách bôi một lớp chì quanh mắt để kháng khuẩn.

    Nhà máy sản xuất nước hoa

    Các nhà khoa học đã xác định rằng Cleopatra quan tâm đến thuật giả kim, nhưng bà cũng hiểu một chút về hóa học thực tế. Cô tin vào sức mạnh của hương thơm không chỉ như một loại mỹ phẩm mà còn là một công cụ thuyết phục.

    Theo Perfume Power , Cleopatra đã sử dụng nước hoa cho cánh buồm của con tàu trước khi đi thuyền đến điểm hẹn đầu tiên với Mark Antony để đảm bảo rằng ông đã ngửi thấy mùi của cô trước khi nhìn thấy cô.

    Nữ hoàng cũng sở hữu một nhà máy sản xuất nước hoa. Đây có vẻ giống như một công việc phụ kỳ quặc cho một nữ hoàng, nhưng nếu bạn không thể tìm thấy loại nước hoa bạn cần tại quầy nước hoa của Macy, có lẽ bạn sẽ tìm thấy nó ở đây.

    Tàn tích của nhà máy sản xuất nước hoa của Cleopatra nằm cạnh Biển Chết gần Ein Gedi. Cleopatra thậm chí còn ghi lại công thức nước hoa của mình trong một cuốn sách có tên Gynaeciarum Libri,  cuốn sách này không may đã bị thất lạc, có lẽ đã bị thiêu rụi trong đám cháy ở Thư viện Alexandria.

    Phù thủy sở hữu hương thơm có thể sai khiến tâm trí người khác.

    Tắm bằng sữa lừa

    Cleopatra tắm trong sữa lừa mỗi ngày. Khoảng 7.000 con lừa được sử dụng để cung cấp đủ sữa tắm hàng ngày cho nữ hoàng Cleopatra .   

    Trong cuốn Naturalis Histori, chương 28 nói về các bài thuốc từ động vật, tác giả người Roma Pliny the Elder miêu tả: "Sữa lừa có tác dụng làm mờ vết nhăn trên mặt, dưỡng trắng, giúp da mềm mịn". 

    Bên cạnh tác dụng làm đẹp, sữa lừa còn được xem là thuốc chữa bách bệnh. Trong cuốn sách của mình, tác giả Pliny the Elder bổ sung khả năng chữa mệt mỏi, đau mắt, dạ dày, hen suyễn, các bệnh phụ khoa vào danh sách những bệnh có thể chữa trị bằng sữa lừa.

    Bác sĩ người Hy Lạp Hippocrates năm 460-370 TCN, là người đầu tiên ghi chép lại những công dụng chữa bệnh của sữa lừa. Ông từng kê sữa lừa trong đơn thuốc cho các bệnh nhân gan, truyền nhiễm, cảm cúm, chảy máu mũi, ngộ độc, đau khớp... 

    Cái chết của Nữ hoàng

    Cái chết do rắn cắn. 

    Theo sử sách ghi chép, Cleopatra và Marc Antony liên minh chống lại Octavian, nhưng đã bị đánh bại và phải rút quân về Ai Cập. Khi nghe được lời đồn sai lệch rằng Cleopatra đã chết, Antony tự sát. Nghe tin Antony không còn nữa, Cleopatra đau đớn, chỉ muốn được chôn cùng người yêu của mình.

    Vị nữ hoàng để một con rắn độc cắn mình và qua đời ở tuổi 39. Octavian chiếm lấy quyền cai trị, biến Ai Cập thành một phần của Đế chế La Mã. Cái chết của Cleopatra đã chấm dứt triều đại Ptolemy và đế chế Ai Cập. Bà là vị Pharaoh cuối cùng trong lịch sử.

    Nhà sử học Dio Cassius viết rằng: "Hai người đàn ông La Mã vĩ đại nhất thời bấy giờ phải quỵ dưới chân Cleopatra, còn người đàn ông thứ ba lại khiến bà tự huỷ hoại mình”.

    Mộc Miên (Theo Grunge)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuyen-chua-ke-ve-nu-hoang-cleopatra-phu-thuy-huong-thom-khong-xinh-dep-nhu-van-lam-tuong-a344370.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan