+Aa-
    Zalo

    Chùm nho Nhật có gì đặc biệt mà giá bán tại Việt Nam lên tới 11 triệu đồng?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thông tin chùm nho Nhật 24 trái được bày bán tại cửa hàng tại Việt Nam với giá 11 triệu đồng khiến không ít người ngỡ ngàng về độ đắt đỏ của nó.

    Thông tin chùm nho Nhật 24 trái được bày bán tại cửa hàng tại Việt Nam với giá 11 triệu đồng khiến không ít người ngỡ ngàng về độ đắt đỏ của nó.

    Chùm nho Nhật có giá bán 11 triệu đồng khiến không ít người ngỡ ngàng vì độ đắt đỏ của nó. Ảnh: Dân Trí

    Mới đây, một hệ thống trái cây cao cấp nhập về Việt Nam loại nho đắt nhất thế giới. Trong số 7 chùm nhập về, có 5 chùm ở Hà Nội và 2 chùm ở TP.HCM.

    Mỗi chùm nho gồm 24 trái được cửa hàng bán với 11 triệu đồng. Tính ra, mỗi quả nho có giá khoảng 460.000 đồng.

    Thông tin trên khiến không ít người ngỡ ngàng về độ đắt đỏ của nó, đồng thời cũng tò mò, liệu chùm nho Nhật nói trên có gì đặt biệt mà lại có giá "trên trời" như vậy?

    Được biết, loại nho đặc biệt có tên gọi "Ruby Roman", được trồng ở tỉnh Ishikawa, miền Trung Nhật Bản, nổi tiếng với vị ngọt cao và ít tính axít.

    Loại nho này có kích thước khá to như quả bóng bàn, nặng hơn 20g, vỏ màu đỏ thẫm như đá Ruby và có hương vị thơm ngon rất đặc biệt. Bên trong quả nho có hai lớp như hai lòng quả trứng gà. Trong đó, một lớp có hương vị của nho Mẫu đơn Nhật và một lớp có vị của một loại nho Pione hương rượu vang. Khi ăn, hai vị này hòa quyện, tan chảy trong miệng tạo nên mùi vị rất đặc biệt.

    Người nông dân tỉnh Ishikawa đã nghiên cứu trồng loại nho quý hiếm này từ cách đây khoảng 15 năm. Loại nho siêu đắt chính thức ra đời năm 2008 và phải đấu giá mới mua được chúng.

    Trong cuộc đấu giá gần nhất, một chùm cho được đấu giá đến 300 triệu đồng. Các đơn vị ở Việt Nam, muốn mua loại nho này cũng phải thông qua các đơn vị bán sỉ đã đấu giá thành công.

    Tại Việt Nam, nho Ruby còn được bán lẻ theo quả phục vụ thượng khách với giá gần 400 nghìn đồng/quả. Ảnh: Dân Trí

    Sở dĩ nho Ruby có giá đắt đỏ bởi chúng được trồng theo quy trình nghiêm ngặt, kiểm soát chất lượng từng quả trước khi đưa ra thị trường.

    Cụ thể, sau 2 tháng ươm mầm, các cây con đã bắt đầu đâm chồi và ra rễ. Người nông dân đem chúng trồng trong các chậu nhựa thể tích 60 lít, chứa đầy cát, vỏ cây phân và phân bón. Toàn bộ quá trình trồng sẽ diễn ra trong nhà kính.

    Bên cạnh đó, sự phát triển của cây nho Ruby được ghi chép và đánh giá rất kỹ càng. Trong suốt mùa sinh trưởng, các chồi bên được cắt tỉa định kỳ hai tuần một lần tại nút đầu tiên, chỉ để lại một lá. Đặc biệt, cây không được bón phân trong suốt quá trình cây sinh trưởng.

    Tháng 8 là thời điểm thu hoạch nho Ruby Roman Nhật Bản. Trọng lượng chùm, số trái mỗi chùm, trọng lượng gốc, biểu đồ màu quả nho được ghi lại và tiếp tục cập nhật theo từng năm.

    Nho Ruby Roman đạt chất lượng là quả chín đều, trọng lượng khoảng 250 gr, căng mọng nước, đạt 18% lượng đường trở lên đồng thời mỗi chùm phải đạt số quả cần thiết và nặng khoảng 700 gram. 

    Sau khi thu hái, chúng được bảo quản trong các túi MA để giữ nguyên vẹn chất lượng quả hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng tới chất hóa học.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chum-nho-nhat-co-gi-dac-biet-ma-gia-ban-tai-viet-nam-len-toi-11-trieu-dong-a334790.html
    Hà Nội: Trái cây nhập khẩu thật giả lẫn lộn

    Hà Nội: Trái cây nhập khẩu thật giả lẫn lộn

    Thị trường trong nước đang tràn ngập các loại trái cây Trung Quốc được nhập khẩu qua các cửa khẩu tiểu ngạch ở Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh… Tuy nhiên, nhiều tư thương đã thừa cơ lợi dụng dán mác “ngoại xịn” để đánh lừa người tiêu dùng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Hà Nội: Trái cây nhập khẩu thật giả lẫn lộn

    Hà Nội: Trái cây nhập khẩu thật giả lẫn lộn

    Thị trường trong nước đang tràn ngập các loại trái cây Trung Quốc được nhập khẩu qua các cửa khẩu tiểu ngạch ở Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh… Tuy nhiên, nhiều tư thương đã thừa cơ lợi dụng dán mác “ngoại xịn” để đánh lừa người tiêu dùng.