(ĐSPL) - Từ một làng chài, chỉ sau 3 thập niên, Singapore vụt sáng thành một đất nước giàu có, trở thành "con rồng" lớn mạnh của châu Á. Đó là nhờ một phần công sức to lớn của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu.
Năm 1819, người Anh đặt chân tới Singapore, vùng đất này chỉ là khu rừng rậm và đầm lầy, nhưng vì nằm trên tuyến đường giao thương hàng hải giữa Ấn Độ và Trung Quốc nên Singapore nhanh chóng trở thành bến cảng cực kì quan trọng của bán đảo Đông Nam Á.
Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu. |
|
Gần 150 năm sau, Anh trao trả lại Singapore và quốc gia nhỏ bé này, buộc phải tự vươn lên mà không có gì ngoài sức của con người.
Năm 1960, đất nước Singapore được một tờ tạp chí mô tả như một “vũng nước tù đọng, nghèo nàn và lạc hậu”. Singapore gần như là một đảo quốc không có tài nguyên gì đáng giá ngoài biển cả mênh mông và nước mặn vây quanh, phải nhập khẩu cả nước ngọt để uống và sinh hoạt.
Sau khi tiếp quản vị trí Thủ tướng đầu tiên của Singapore, ông Lý được xem là người có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của Singapore. Dưới thời ông, đất nước Singapore đã có những thay đổi chóng mặt khiến cho các quốc gia khác phải ngưỡng mộ.
Dưới đây là một số hình ảnh về sự thay đổi của Singapore dưới sự lãnh đạo của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu:
Đại lộ Serangoon. Con đường trung tâm Serangoon đi xuyên qua Singapore năm 1979 (ảnh trái). Sau khi lấp con kênh dài, Serangoon đã trở thành siêu đại lộ với 15 làn đường chạy xuyên suốt Singapore sang Malaysia (ảnh phải). |
|
Ủy ban lực lượng vũ trang Singapore năm 1952 là tòa nhà đồ sộ nhất khu vực này (ảnh trái). Đến năm 2010, nó đã bị chìm khuất dưới chân những tòa cao ốc chọc trời (ảnh phải). |
|
Tổ hợp nhà ở số 79 tại khu trung tâm Toa Payoh năm 1997, lúc này một căn hộ 3 phòng ngủ có giá khoảng 7.500 USD (ảnh trái). Bây giờ chiều cao của dãy nhà số 79 đã tăng gấp 4, giá đã tăng ít nhất 20 lần (ảnh phải). |
|
Tòa nhà Yue Hwa nằm tại góc phố Eu Tong Sen năm 1985 (ảnh trái). Sau 30 năm, cảnh quan khu phố này không mấy thay đổi, hầu như vẫn y nguyên, chỉ có những chiếc xe hơi đời mới là khác. |
|
Bức ảnh về tòa nhà Maxwell chụp năm 1974 từng là nơi chứa hàng triệu đô la, ma túy, vàng ròng và những món hàng xa xỉ bởi vì nó là trụ sở của cục Hải quan Singapore (ảnh trái). Đến nay, Maxwell đã trở thành tòa nhà được chính phủ cho thuê để làm văn phòng (ảnh phải). |
|
Nhà hát lớn Singapore bắt đầu mở cửa năm 1930 với 1600 chỗ ngồi. Đây này là trung tâm ca múa nhạc lớn nhất nhì khu vực (ảnh trái). Tòa nhà đã được trùng tu lại như mới và trở thành rạp chiếu phim năm 1960 (ảnh phải). |
|
Ảnh chụp năm 1980 của khu vực Emerald không khác gì nhiều so với bây giờ (ảnh trái). Cùng với khu phố Eu Tong Sen, khu vực đồi Emerald cũng là nơi được nhà nước bảo tồn (ảnh phải). |
|
Đường Tanjong ngày ấy và bây giờ. |
|
Bức ảnh chụp năm 1950 về khu đô thị trên đường Tiong Bahru (ảnh trái). Hiện tại nơi đây đã trở thành khu dân cư cao cấp với cây cối xanh tươi (ảnh phải). |
|
Bức ảnh chụp tòa nhà MPH nằm trên ngã tư đường Stamford năm 1983 này cho thấy MPH đã từng là hiệu sách cổ nhất Singapore (ảnh trái). Sau khi được công ty Vanguard mua lại với giá 25 triệu USD năm 2001, tòa nhà MPH bây giờ trở thành nơi "thực hành" của sinh viên trường đại học quản lý Singapore (ảnh phải). |
|
Xem video: Báo chí quốc tế đưa tin về sự qua đời của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu
Rạp chiếu phim Cathay. Đây đã từng là tòa nhà "chọc trời" cao nhất Singapore khi nó được xây dựng năm 1939 (ảnh trái). Tòa nhà Cathay bây giờ đã là di sản của Singapore, tuy nhiên nó vẫn được dùng làm rạp chiếu phim và nhà hàng như từ 80 năm trước (ảnh phải). |
|
Trong bức ảnh chụp năm 1980, những căn nhà dọc bến Clarke bé xíu và lụp xụp (ảnh trái). Hiện tại chúng đã được trùng tu lại sặc sỡ và thu hút hơn. |
|
VŨ NGA (Ảnh: The Strait Stimes)
Xem thêm clip: Không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán ở Singapore
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chum-anh-singapore-thay-doi-chong-mat-duoi-thoi-ly-quang-dieu-a88412.html