+Aa-
    Zalo

    Chủ tịch UBND Hà Giang: Cần có hệ thống pháp luật đồng bộ, cải cách thể chế

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Sơn – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang về nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển”.

    Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Sơn – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang về nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển” – chủ trương của Chính phủ đang được dư luận hết sức quan tâm đồng tình ủng hộ.

    Sau một năm kể từ khi người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu cao quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, Phóng viên có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang ông Nguyễn Văn Sơn về tình hình triển khai chủ trương này tại địa phương.

    PV: Cần hiểu nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển” như thế nào cho phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 100/NQ-CP?

    Ông Nguyễn Văn Sơn – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang: Nghị quyết số 100/NQ-CP của Chính phủ ban hành thể hiện quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, tức là xây dựng một Chính phủ phục vụ Nhân dân một cách tốt nhất. Việc đề ra nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển” phù hợp với Hiến pháp 2013 quy định rõ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước “của dân, do dân, vì dân”.

    Trọng tâm của kiến tạo là xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với Hiến pháp và đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Kiến tạo phát triển ở đây được thể hiện Chính phủ phát huy tốt nhất trí tuệ, sáng tạo, giải pháp hữu ích để phát triển đất nước. Để làm được điều này, cần phải có hệ thống pháp luật đồng bộ, cải cách thể chế tạo điều kiện thuận lợi nhất để phục vụ Nhân dân theo đúng tinh thần Hiến pháp là “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”, xây dựng nền hành chính thực sự phục vụ và vì nhân dân.

    Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.

    PV:Nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển” trong xây dựng bộ máy cần hiểu thế nào trong điều kiện cụ thể tại địa phương?

    Ông Nguyễn Văn Sơn – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang: Nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển” trong xây dựng bộ máy áp dụng trong điều kiện cụ thể ở địa phương được hiểu: Xây dựng tổ chức bộ máy của UBND các cấp: tỉnh, huyện, xã  tinh gọn, trong sach, vững mạnh, liêm chính, quyết  liệt hành động, lấy nhân dân doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh; phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân gắn liền với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chấp hành pháp luật…; tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động; đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Cụ thể:

    -          Từng thành viên UBND các cấp chiu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân về các nhiệm vụ được giao; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong hiến pháp và  pháp luật; đề cao trách nhiệm cá nhân trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; tăng cường trách nhiệm trong phối hợp công tác; thường xuyên nắm bắt thông tin, chủ động, kịp thời đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách.

    -          Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra cải cạc hành chính; nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp từ tỉnh tới cơ sở.

    -          Tập trung rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh giản biên chế gắn với cải cách công vụ, công chức.

    -          Tăng cường công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao. Đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ, công chức.

    -          Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

    -          Thực hiện kê khai trung thực , chính xác, đầy đủ tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý. Chú trọng giáo dục phẩm chất đạo đức  và công vụ; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong phòng chống tham nhũng, lãng phí.

    -          Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra phát hiện tham nhũng, tập trung vào các ngành, lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ và kiên quyết xử lý nghiêm minh theo pháp luật các vụ việc, vụ án tham nhũng; hạn chế sự chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với doanh nghiệp.

    -          Đẩy mạnh tuyen truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng, nhất là vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, mặt trận tổ quốc và đoàn thể, vai trò của các cơ quan thông tin, truyền thông. 

    PV:  Với cách hiểu trên về nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển”, đánh giá lại thực tiễn xây dựng tổ chức bộ máy của địa phương thời gian qua, đồng chí đánh giá như thế nào về những mặt còn tồn tại, hạn chế?

    Ông Nguyễn Văn Sơn – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang: Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy HĐND, UBND tỉnh và của các cấp ủy đảng, chính quyền, bộ máy tổ chức các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh thường xuyên được củng cố, kiện toàn, bổ sung chức năng, nhiệm vụ; nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức; từng bước sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế , xây dụng và thực hiện sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm; cải cách thể chế hành chính, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính nhà nước.

    Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cấp, các ngành thường xuyên được rà soát, ban hành kịp thời; nội dung quy định cụ thể, rõ ràng, khắc phục sự chồng chéo; hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức được điều chỉnh, bổ sung sửa đổi kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế và đúng quy định cuat pháp luật. Công tác quy hoạch, bổ nhiệm, tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý đảm bảo vừa phát huy dân chủ vừa lựa chọn được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thật sự có năng lực. Công tác đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu đươc thực hiện có nề nếp. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh đã có chuyển biến tích cực về nhận thức, tính năng động, sáng tạo, hiệu quả công tác, kiến thức, kỹ năng hành chính, văn hóa trong giao tiếp được nâng lên, khắc phục dần các biểu hiện thờ ơ, phiền hà nhũng nhiễu với tổ chức và công dân; hệ thống công nghệ thông tin được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở; công tác phòng, chống tham nhũng được triển khai đồng bộ có hiệu quả.

    Bên cạnh sắp xếp lại bộ máy hành chính, UBND tỉnh đã thực hiện phân cấp quản lý cá lĩnh vực: Quản lý quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển; ngân sách Nhà nước; đất đai, tài nguyên, tài sản Nhà nước; doanh nghiệp Nhà nước; các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công; tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức. Ngoài ra, đã thực hiện phân cấp, ủy quyề về quản lý giáo dục, quản lý y tế, quản lý về tổ chức, bộ máy, quản lý và sử dụng công chức, viên chức …qua đó đã phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi cấp, mỗi ngành. Việc phân định, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm cũng như chức năng, nhiệm vụ giữa các ngành, các cấp, các cơ quan trên địa bàn đã góp phần cải cách bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, thông suốt, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Những kết quả đạt được trong xây dựng bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong thời gian qua.

    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng bộ máy hành chính nhà nước còn bộc lộ hạn chế, tồn tại, đó là:

    Bộ máy hành chính có nơi còn chưa hợp lý; đặc biệt là cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn còn chưa đồng bộ; chức năng, nhiệm vụ ở một số cơ quan, đơn vị còn chồng chéo; hoạt động trong một số cơ quan hành chính, sự nghiệp công hiệu quả không cao, hệ thống tổ chức bộ máy của các đơn vị sự nghiệp chưa hợp lý, chưa phát huy được tính chủ động, tự chịu trách nhiệm, còn nhiều đầu mối, còn có hiện tượng lãng phí trong sử dụng biên chế và tài chính công.

    Việc sắp xếp đội ngũ cán bộ trong bộ máy hành chính có nơi còn chưa hợp lý , chưa theo vị trí việc làm; một số cán bộ công chức, viên chức năng lực còn hạn chế, chưa nêu cao ý thức trách nhiệm làm giảm hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nước.

    PV:Trong thời gian tới, căn cứ vào những nội dung trong Nghị quyết 100/NQ-CP, địa phương có xây dựng một Chương trình hành động riêng, để xây dựng tổ chức bộ máy theo nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển”. Nếu có, đơn vị nào sẽ được giao nhiệm vụ chủ trì và dự kiến khi nào được ban hành?

    Ông Nguyễn Văn Sơn – Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang: Trong thời gian tới UBND tỉnh Bắc Giang sẽ xây dựng một Chương trình hành động riêng để xây dựng, tổ chức bộ máy theo nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển”. Giao Sở nội vụ  chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan để xây dựng Chương trình hành động.

    PV:Xin trân trọng cám ơn./.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chu-tich-ubnd-ha-giang-can-co-he-thong-phap-luat-dong-bo-cai-cach-the-che-a195423.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan