Đây là lần thứ ba Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế kể từ khi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép. |
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, kể từ sau buổi họp báo quốc tế ngày 7/5, Việt Nam luôn thiện chí giải quyết bằng các biện pháp hòa bình. Tuy nhiên, Trung Quốc liên tục có những hành động gia tăng căng thẳng, vu cáo Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình. |
Việt Nam luôn có đủ bằng chứng để chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Việt Nam luôn mong muốn hòa bình và đang cố gắng mọi nỗ lực để gìn giữ hòa bình trên biển Đông.
Buổi họp báo hôm nay, Việt Nam muốn công bố những bằng chứng chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Mở đầu buổi họp báo, ông Trần Duy Hải – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia bác bỏ những luận điệu sai trái của Trung Quốc về vấn đề chủ quyền trên vùng biển mà họ đang cho hạ đặt giàn khoan trái phép. Theo ông Hải, Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam, không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn hàng hải, tuy nhiên, thiện chí của Việt Nam không được đáp ứng, trái lại, Trung Quốc liên tục đưa ra những cáo buộc không có căn cứ và có những hành động khiêu khích, gây hấn với các tàu chấp pháp của Việt Nam.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Trần Duy Hải. |
Sau khi bác bỏ, ông Hải đã công chiếu đoạn băng hình song ngữ Anh - Việt về những hình ảnh chụp lại các chứng cứ, bằng chứng về chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa.
Ông Hải nói tiếp, năm 1974, Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi phi pháp. Bị vong lục 1988 của Trung Quốc, văn bản chính thức của Trung Quốc khẳng định nguyên tắc: Xâm lược không sinh ra chủ quyền, trên thế giới không quốc gia nào công nhận chủ quyền của Trung Quốc với Hoàng Sa.
Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập lãnh thổ chủ quyền, không đề cập hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, chỉ ghi nhận tán thành Trung Quốc mở rộng lãnh hải 12 hải lý.
Sau phần tóm tắt tư liệu lịch sử, ông Hải giới thiệu với báo chí video 4 thứ tiếng giới thiệu các bằng chứng lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.
Gần đây Trung Quốc nói Hoàng Sa là của Trung Quốc, không có tranh chấp là đi ngược lại tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình từng thừa nhận hai bên có tranh chấp và cần bàn bạc để giải quyết. Trung Quốc không nên nói và làm ngược theo ý lãnh đạo cấp cao của họ. Trung Quốc nêu ra nhưng không có cơ sở pháp lý nào chứng minh luận điệu của họ.
Ông Trần Duy Hải: Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một văn bản ngoại giao, có giá trị pháp lý về vấn đề nêu trong công thư, đó là Việt Nam tôn trọng 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố, công thư không đề cập chủ quyền lãnh thổ, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Do đó, công thư đương nhiên không có giá trị pháp lý đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Giá trị của công thư phải đặt vào bối cảnh cụ thể. Khi có công thư gửi cho Trung Quốc, lúc bấy giờ Hoàng Sa, Trường Sa đang thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa... Bạn không thể cho người khác cái mà bạn chưa có được. Công thư không có giá trị công nhận chủ quyền đối với Tây Sa, Nam Sa theo cách gọi của Trung Quốc.
-Các hoạt động giao thương, giao lưu phía biên giới vẫn diễn ra bình thường. Chúng tôi chưa nhận được thông tin nào về việc này.
Trong cuộc gặp giao thương giữa hai nước vừa rồi cũng đã thống nhất không sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề.
Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Ngô Ngọc Thu. |
Về phía Việt Nam, chúng ta đưa ra 1 số lượng tàu hạn chế, làm nhiệm vụ hợp pháp chứ không hề có tàu quân sự. Điều này các PV trong nước và quốc tế đều được chứng kiến.
-Đây là một bài báo thể hiện ý kiến cá nhân hết sức phiến diện và cá nhân. Chúng tôi đã làm việc với phía Nga và họ khẳng định, đây chỉ là ý kiến cá nhân của PV viết bài báo này.
Về việc Trung Quốc rút công nhân về nước, cho đến nay, chúng tôi khẳng định, tình hình đã ổn định, các doanh nghiệp đã ổn định kinh doanh. Chính phủ Việt Nam một lần nữa khẳng định sẽ đảm bảo không tái diễn những sự cố đáng tiếc như ở Bình Dương, Hà Tĩnh vừa qua. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng đánh giá cao xử lý của Chính phủ Việt Nam, họ cũng hoàn toàn tin tưởng vào việc Chính phủ Việt Nam sẽ bảo đảm lợi ích cho họ.
Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Đỗ Văn Hậu. |
-Theo quan điểm của Việt Nam, các đảo ở Hoàng Sa là vùng tranh chấp hay không tranh chấp? Nó khác nhau ở cái gì?
Ông Trần Duy Hải: Tôi đã khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng cho thấy Việt Nam có chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tuy nhiên, với thiện chí hòa bình, chúng ta sẵn sàng trao đổi với Trung Quốc về vấn đề này. Việc Trung Quốc khẳng định họ có chủ quyền đối với Hoàng Sa là hoàn toàn sai, đối nghịch lại lời phát biểu trước đó của lãnh đạo Trung Quốc.
Ông Trần Duy Hải: Cho đến nay, mọi hoạt động giao lưu giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn tiến hành bình thường. Có thể Trung Quốc muốn nói về việc đưa các lao động phổ thông ở Việt Nam về nước.
Ông Ngô Ngọc Thu: Trung Quốc cáo buộc lực lượng Việt Nam cho tiến hành đâm va các tàu của Trung Quốc, đây là một thông tin hết sức sai lệch, chúng tôi ra sức bác bỏ thông tin này.
Thời kì cao điểm, Trung Quốc huy động 137 tàu quanh khu vực giàn khoan và các tốp máy bay, sử dụng vòi rồng công suất lớn, sử dụng âm thanh với công suất lớn gây khó chịu và ảnh hưởng đến các tàu của Việt Nam. Đặc biệt, Trung Quốc liên tiếp đâm va, gây hấn với các tàu của Việt Nam đang làm nhiệm vụ chấp pháp. Việt Nam không sử dụng vũ lực mà chỉ sự dụng biểu ngữ và các loa tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc cho rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam.
Thực tế, tàu của Việt Nam liên tiếp bị tàu Trung Quốc đâm va và gây hư hỏng. Hình ảnh chúng tôi cung cấp cho báo chí cho thấy Trung Quốc đã liên tiếp chủ động tấn công tàu Việt Nam.
Ông Lê Hải Bình: Các vị lãnh đạo cấp cao ASEAN đã đề cập đến vấn đề Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép, đặc biệt ASEAN còn ra tuyên bố chung… Đây chính là điểm nhấn. Ngoài ra, các nước ASEAN khác cũng ra tuyên bố riêng về việc này, yêu cầu các nước liên quan không sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề này.
Dư luận thế giới đang ủng hộ Việt Nam dùng hòa bình trong việc giải quyết vấn đề này. Trong các cuộc gặp song phương và đa phương tiếp theo, Việt Nam sẽ tiếp tục đề cập đến vấn đề này.
Ông Lê Hải Bình: Chúng tôi chưa nhận được thông tin như phóng viên đã đưa, tuy nhiên chúng tôi sẽ yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra lại thông tin này.
Ông Trần Duy Hải: Như Thủ tướng của chúng ta đã nói, chúng ta không muốn chiến tranh, chúng ta kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình, tuy nhiên, nếu cần thiết, chúng ta sẽ dùng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà: Quyết định là thuộc về Chính phủ. Chính phủ sẽ phải dựa trên kiến nghị của tất cả các cơ quan chức năng và như vậy chúng ta sẽ phải chờ đợi quyết định của Chính phủ.