+Aa-
    Zalo

    Chồng muốn ly hôn nhưng vợ đi vắng mất liên lạc, làm thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Khi một trong 2 bên quyết định viết đơn ly hôn nhưng nay không thể liên lạc được với người còn lại. Vậy có thể ly hôn khi một bên vắng mặt được hay không?

    (ĐSPL) - Khi một trong 2 bên quyết định viết đơn ly hôn nhưng nay không thể liên lạc được với người còn lại. Vậy có thể ly hôn khi một bên vắng mặt được hay không?

    Việc giải quyết đơn yêu cầu ly hôn được thực hiện theo trình tự, thủ tục tố tụng quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.


    Thụ lý vụ án

    Sau khi bạn nộp đơn yêu cầu ly hôn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án sẽ tiến hành các bước để ra Thông báo thụ lý vụ án, đồng thời thông báo cho bị đơn về việc Toà án đã thụ lý vụ án. Trong vụ án ly hôn, người bị khởi kiện sẽ có tư cách là bị đơn, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 58 và Điều 60  Bộ luật Tố tụng dân sự, trong đó có: Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành; Tham gia phiên toà....

    Hòa giải và chuẩn bị xét xử

    Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Tòa án sẽ gửi thông báo về việc tiến hành hòa giải cho nguyên đơn và bị đơn. Tuy nhiên, nếu bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì coi như vụ án ly hôn của vợ chồng không tiến hành hoà giải được (theo khoản 1 Điều 182 Bộ luật Tố tụng dân sự).

    Đưa vụ án ra xét xử

    Khi vụ án được đưa ra xét xử, bị đơn có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Trong trường hợp bị đơn không tham gia phiên tòa khi được tòa án triệu tập thì xử lý theo quy định tại Điều 199 Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi 2011):

    - Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

    Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa. 

    - Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau: Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

    Theo quy định nêu trên, khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà bị đơn vắng mặt tại phiên tòa thì vụ án ly hôn của vợ chồng sẽ được Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt bị đơn. Căn cứ xác định thời hạn hoãn phiên tòa:

    Trong trường hợp Hội đồng Xét Xử quyết định hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 51, khoản 2 Điều 72, các điều 199, 204, 205, 206, 207, 215, khoản 4 Điều 230 và các trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự , thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm là không quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

    Luật gia Đồng Xuân Thuận

    [mecloud]yHdx7HoTl0[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chong-muon-ly-hon-nhung-vo-di-vang-mat-lien-lac-lam-the-nao-a112282.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.