Cụ thể, nam nhân viên làm việc tại tập đoàn Vạn Đạt chi nhánh Thành Đô, Trung Quốc (Tập đoàn Vạn Đạt là tập đoàn bất động sản đa quốc gia Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh) bị cảnh cáo nội bộ chỉ vì vừa ăn trưa vừa nghịch điện thoại.
Theo đó bức ảnh của nam thanh niên đang vừa ăn trưa vừa dùng điện thoại có đính kèm dòng chữ "Một nhân viên Cẩm Hoa vừa chơi game vừa ăn", logo của tập đoàn Vạn Đạt được in trên góc vấp phải tranh cãi nảy lửa.
Được biết, bộ phận quản lý nhân sự của công ty đã phóng đại vấn đề này và lập cả một slide PowerPoint để báo cáo nội bộ về vụ việc của nam nhân viên trên. Nguyên nhân của vấn đề là do Ban quản lý thương mại tập đoàn Vạn Đạt gần đây đã thực hiện chính sách "kiểm soát nội bộ hàng tháng làm việc" tại trụ sở chính và các khu vực chính, chủ yếu là để xử lý các vi phạm quy định, kỷ luật của nhân viên.
Sau khi thông tin được lan truyền, truyền thông Trung Quốc đã liên lạc với các bên liên quan nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức. Người đại diện chi nhánh Thành Đô nói rằng họ cần liên lạc với bộ phận nhân sự về vấn đề này.
Trước sự việc trên Luật sư Phó Kiến, giám đốc Công ty luật Hà Nam Trạch Cận, tin rằng nhân viên có thể tự sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hoặc ăn uống mà không ảnh hưởng đến công việc của họ. Sự bình yên trong cuộc sống riêng tư của công dân và thông tin cá nhân được bảo vệ theo quy định của pháp luật và sẽ không bị người khác xâm nhập, biết, thu thập, sử dụng và tiết lộ một cách bất hợp pháp. Lãnh đạo công ty đã quay phim nhân viên vừa ăn vừa chơi bằng điện thoại di động và cảnh cáo, điều này rõ ràng là vượt quá phạm vi quản lý của công ty và cấu thành hành vi vi phạm quyền riêng tư của nhân viên.
Hơn nữa, "Luật Lao động của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" cũng quy định rõ ràng về quyền nghỉ ngơi của người lao động và người sử dụng lao động không có quyền can thiệp vào việc riêng của người lao động trong thời gian nghỉ ngơi.
Theo luật sư Phó Kiến, nếu người sử dụng lao động đưa ra thông báo phù hợp với các quy tắc và quy định của công ty, thì các quy tắc và quy định rõ ràng là không tuân thủ các quy định nhà nước vì nó liên quan đến lợi ích của người lao động, phải chấn chỉnh ngay. Nếu gây thiệt hại cho người lao động thì phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Trong trường hợp này, cảnh cáo do người sử dụng lao động đưa ra không chỉ vi phạm quyền riêng tư của nhân viên mà còn có tác động tiêu cực đến danh tiếng của họ. Ngoài việc yêu cầu công ty phải chịu trách nhiệm dân sự, nhân viên cũng có thể báo cáo các khiếu nại cho Đội Giám sát Lao động địa phương.
Người dùng mạng nước tỷ dân đã chỉ trích phía công ty trên đồng thời cho rằng nhân viên đi làm công ăn lương, không phải đi tù nên có quyền sử dụng thời gian nghỉ ngơi tùy theo sở thích và nhu cầu.
Hiện câu chuyện của nam nhân viên trên vẫn là chủ đề gây phẫn nộ trên mạng xã hội.
Thùy Dung(t/h)