+Aa-
    Zalo

    Choáng vì "hàng fake" giống hàng hiệu “xịn” 99\%

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Không ít người tiêu dùng sau khi đem hàng hiệu đi ký gửi mới phát hiện sản phẩm mình dùng bấy lâu nay là đồ rởm...

    Không ít người tiêu dùng sau khi đem hàng hiệu đi ký gửi mới phát hiện sản phẩm mình dùng bấy lâu nay là đồ rởm...

    Trên thực tế, có không ít người tiêu dùng dù đã mang sản phẩm đến cửa hàng chính hãng của hãng để kiểm tra và được khẳng định là hàng thật nhưng vẫn nằng nặc không chịu, đòi chủ shop hoàn lại tiền… Đó chỉ là 2 trong rất nhiều câu chuyện cười ra nước mắt mà những người bán đồ hiệu đã qua sử dụng được tận mắt chứng kiến.

    Đồ hiệu mới nếu mua ở hãng sẽ có hóa đơn chứng minh nguồn gốc sản phẩm, tuy nhiên với hàng hiệu cũ, nhiều người đã bị mất hóa đơn, khi mang đi ký gửi, không có gì để chứng minh nguồn gốc, chủ cửa hàng phải tự kiểm tra trước khi nhận món đồ đó về bán. Đó cũng là lý do khiến nhiều chủ shop bị đẩy vào tình huống dở khóc dở cười.

    Chị Nga, chủ shop đồ hiệu cũ ký gửi Mèo Mèo (Láng Hạ, Hà Nội) nhớ lại: “Hôm rồi có một bạn đến tìm tôi ký gửi một chiếc túi Michael Kors. Đây là thương hiệu bình dân nên hàng super fake làm rất tinh vi, có cái giống túi thật 90 - 99\%. May là dạo trước Tết, tôi cũng từng order 1 chiếc dùng nên phân biệt được hàng fake, hàng auth. Sau khi phát hiện đây là túi fake, tôi đã trả lại bạn ấy. Lúc nhận lại hàng, bạn ấy cũng nói là lúc mua không biết nhiều về hàng hiệu nên chắc đã mua nhầm túi đểu. Thế nhưng tôi đoán đó có thể chỉ là nói để chữa ngượng thôi”.

    Choáng vì
    Túi xách Micheal Kors là thương hiệu đang gây sốt nên cũng có nhiều hàng nhái xuất hiện. Ảnh minh họa.

    Ngoài ra, làm nghề kinh doanh mặt hàng này chị Nga thường tốn rất nhiều thời gian để tư vấn cho khách: “Mệt nhất là nhiều khách điện thoại hỏi han về sản phẩm rất kỹ, mình nhiệt tình tư vấn mất hơn tiếng đồng hồ vậy mà cuối cùng khách chẳng order hay mua bất kỳ món đồ nào”, chị kể.

    Đặc biệt, đã có lần chị Nga từng bị khách dọa nạt chỉ vì chị không chấp nhận việc khách hàng đòi trả lại sản phẩm với lý do vô lý. Vị nữ khách hàng ấy ở Hải Phòng, muốn thông qua Mèo Mèo để đặt một chiếc áo Burberry, size S cho anh chàng người yêu.

    Khi giao đồ, người yêu không ưng nên khách nữ này đòi trả lại áo. Tuy nhiên, quy định của cửa hàng là hàng đã mua miễn trả lại, trước khi mua chị Nga cũng đã nói trước với khách điều này, thế nhưng khách vẫn không chịu hiểu và dùng mọi cách để làm phiền. Chị Nga nhớ lại: “Suốt cả tuần bạn ấy tra tấn điện thoại của tôi, thậm chí người yêu bạn ấy còn đòi qua nhà tôi rồi gọi hội bạn ở Hà Nội tới dọa nạt”. Chồng chị Nga thấy thế bực mình quá liền nói chuyện với người yêu bạn kia một hồi, cũng may là sau cuộc truyện trò ấy, mọi chuyện đều ổn thỏa.

    Lần khác, chị Nga bán túi Lady Dior bằng vải cho một khách trong Sài Gòn. Sau khi chụp ảnh code, các chi tiết về túi cho khách xem cẩn thận, khách đồng ý gửi tiền vào tài khoản để mua món đồ đó. Chị Nga gửi túi vào Sài Gòn nhưng sau khi nhận túi thì khách lại kêu đây là túi fake đòi chị Nga trả lại tiền.

    “Tôi phải bảo với bạn ấy là mang túi ra cửa hàng check xem có đúng là hàng auth hay không, bên cạnh đó tôi còn viết giấy bảo đảm, nhấn mạnh rằng nếu đó là hàng fake, tôi chấp nhận đền 200\% giá trị túi cho bạn ấy”, chị Nga kể. Đem ra cửa hàng của hãng để kiểm tra, nhân viên hãng cho biết đây đúng là hàng auth thế nhưng vị khách nhất định không chịu, vẫn làm phiền rồi kiên quyết đòi bồi hoàn tiền!! Cuối cùng, để cho êm chuyện, chị Nga đành xuống nước, đồng ý bớt cho khách 3 triệu đồng. “Buôn bán bình thường thì vui thật đấy nhưng thỉnh thoảng gặp phải những quả khách như vậy cũng mệt lắm”, chị Nga ngậm ngùi.

    Thực tế, nhiều khách hàng còn rơi vào tình cảnh đem đồ đi ký gửi mới phát hiện ra hàng mình dùng là hàng fake. Chị Hồng Nhung, chủ một shop hàng hiệu cũ ở Bà Triệu (Hà Nội) thì chia sẻ, chỉ cần không tinh tường, khách hàng sẽ rất dễ mua nhầm hàng fake: “Gần đây nhất, có một bạn nữ trong Sài gòn mua túi Prada của Ngọc Ella (một người bán hàng hiệu cũ trên Facebook). Lúc ấy Prada đang hot, chiếc túi được quảng bá là còn mới 99\% bán ra với giá 32 triệu. Sau khi dùng một thời gian, bạn này đem đồ đi ký gửi thì mới phát hiện ra là túi fake, tất cả phụ kiện đi kèm như hộp dustbag đều là fake”.

    Linh Chi (theo VietQ)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/choang-vi-hang-fake-giong-hang-hieu-xin-99-a23213.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Dịch vụ cho thuê hàng hiệu

    Dịch vụ cho thuê hàng hiệu "hút khách"

    Đồ hiệu luôn được người tiêu dùng quan tâm, nhưng không phải ai cũng đủ khả năng để sở hữu chúng. Dịch vụ cho thuê đồ hiệu ra đời đã đem lại nhiều lợi nhuận cho các công ty cầm đồ tại Hong Kong, Singapore.