+Aa-
    Zalo

    Choáng váng nhìn cảnh mẹ chồng và mẹ đẻ lao vào đánh nhau

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tôi choáng váng nhìn hai mẹ xô xát, đánh nhau như bà hàng chợ. Chưa bao giờ tôi nghĩ người có học như mẹ chồng lại làm việc này.

    Tôi choáng váng nhìn hai mẹ xô xát, đánh nhau như bà hàng chợ. Chưa bao giờ tôi nghĩ người có học như mẹ chồng lại làm việc này.

    Nhà chồng tôi cũng thuộc thành phần kinh tế vững. Trong gia đình, có công to việc lớn gì trong nhà, ông bà đều đứng ra lo, vợ chồng tôi chỉ gọi là chung tay góp sức chút đỉnh. Bố mẹ chồng tôi không phải là người quá kỹ tính thành ra cuộc sống của tôi cũng không có gì phải phàn nàn.

    Sự việc chẳng có gì đáng nói nếu không có chuyện xích mích giữa mẹ chồng và mẹ đẻ tôi. Chung quy lại cũng chỉ vì chuyện bất đồng cách chăm cháu của hai bà. Tôi mới sinh, mẹ tôi ở quê lên giúp tôi trông cháu. Vì mẹ chồng tôi còn đang công tác, không có thời gian chăm sóc cháu nội nên phải nhờ tới mẹ tôi. Huống chi, tôi cũng muốn thời gian ở cữ, có mẹ mình chăm lo là yên tâm nhất.

    Gia đình tôi quê tỉnh lẻ, mẹ đẻ thì đã ngoài 60 tuổi nên tôi cũng lo bà không thích nghi được với cách sống hiện đại ở gia đình chồng tôi. Để phòng chuyện nhà chồng coi khinh là quê mùa, tôi đã dặn trước mẹ cẩn thận khi nói chuyện và không biết cái gì thì cứ hỏi thẳng tôi. Mẹ chồng tôi vốn trẻ hơn mẹ đẻ gần chục tuổi, lại thuộc kiểu người ưa hình thức, ăn chơi, nên suy nghĩ và cách sống của hai bà đã khác nhau rồi.

    Mẹ lên ở với tôi, vừa được vài ngày là bắt đầu mâu thuẫn đã nảy sinh. Cũng do mẹ tôi dùng lá để tắm cho cháu, còn mẹ chồng thì chê mất vệ sinh, có sữa tắm nhập khẩu hàng xịn không dùng. Hai bà tranh luận qua lại, ai cũng cho rằng mình đúng. Thấy mẹ chồng càng ngày càng tức giận, tôi liền “nháy” mẹ đẻ không nói nữa.

    Ngày hôm đó, tôi nằm suy nghĩ mãi, nhưng mẹ tôi lại an ủi rằng: “Vừa đẻ xong đừng có suy nghĩ gì. Kệ bà thông gia, có phải con gái nhà người ta đâu mà người ta xót". (Ảnh minh họa).

    Rồi sau là tới chuyện ăn uống. Do mẹ tôi sợ tôi về già bụng dạ không tốt nên kiêng cữ cho tôi rất cẩn thận. Mẹ đi chợ, mua riêng thực phẩm và nấu riêng cho tôi. Nhưng mẹ chồng không muốn như vậy. Mẹ chồng nói thẳng mặt mẹ tôi ngay trong bữa cơm: “Bà nhà quê mà bày vẽ tốn kém thật. Thời giờ người ta chẳng cần phải kiêng cữ kỹ thế. Ăn gì mà chả được, đừng lãng phí tiền của như thế”. Rồi mẹ chồng còn lẩm bẩm: “Bảo sao mà nghèo mà quê”.

    Mẹ tôi nghe cái từ “nhà quê” mà chạnh lòng, rớt nước mắt khi ăn cơm. Tôi và chồng cũng thấy mẹ chồng nói thế là quá đáng. Tôi không ăn tiếp được nữa vì thương mẹ và cũng thấy có lỗi khi để người khác xúc phạm mẹ như thế. Nhưng khi tôi vừa định cất tiếng thì mẹ tôi đã kéo tay áo, ra hiệu tôi đừng nói gì.

    Ngày hôm đó, tôi nằm suy nghĩ mãi, nhưng mẹ tôi lại an ủi rằng: “Vừa đẻ xong đừng có suy nghĩ gì. Kệ bà thông gia, có phải con gái nhà người ta đâu mà người ta xót. Từ giờ mẹ bỏ tiền túi ra mua đồ ăn riêng cho mày. Cứ kiêng cẩn thận một tháng, sau thích ăn gì thì ăn”. Nghe lời mẹ, tôi lại cố gắng nén uất ức.

    Hôm rồi thay đổi thời tiết, con trai tôi ho và sổ mũi. Đây là việc hết sức bình thường nhưng mẹ chồng cứ nói bóng gió rằng tại bà ngoại không biết chăm cháu nên cháu mới ốm như vậy. Mẹ đẻ tôi không nói gì vì thương cháu và cũng muốn nhịn cho yên chuyện. Thế mà mẹ chồng tôi cứ đi ra đi vào, chê trách bà ngoại cổ hủ, thiếu kiến thức… Mẹ tôi lấy mật ong chanh đào cho cháu uống, mẹ chồng nhìn thấy liền hất đổ cốc và gào lên: “Bà già này, đã bảo là cho uống kháng sinh thì mới khỏi được, uống cái này thì đời nào mới khỏi, rồi biến chứng ra đấy bà có chịu trách nhiệm được không? Bà đừng có hại cháu tôi”.

    Mẹ tôi nghe vậy ức quá cũng to tiếng: “Bà bị làm sao đấy? Tôi chăm 4 đứa con tôi với 5 đứa cháu ở quê cũng bằng cái này. Trẻ sơ sinh uống kháng sinh thì lớn thế nào được. Nó là cháu tôi, tôi không chăm nó thì chăm ai mà bà bảo tôi hại nó? Bà đừng có quá đáng, tôi nhịn bà mấy ngày nay rồi đấy nhé!”.

    Tôi choáng váng nhìn hai mẹ xô xát, đánh nhau như bà hàng chợ. (Ảnh minh họa)..

    Tôi thật không ngờ, mẹ tôi vốn là người nhẫn nhịn nay lai “bật” lại bà thông gia như thế. Mẹ chồng tôi lao vào, chỉ tay vào mặt mẹ tôi: “Bà về ngay cho tôi nhờ, nhà tôi không chào đón bà”. Mẹ tôi bực mình hất tay ra khiến mẹ chồng tôi loạng choạng lùi ra sau vài bước. Thế là mẹ chồng liền lu loa: “Á bà già này, bà đánh tôi đấy phải không? Bà tưởng tôi sợ bà hả?”. Nói xong, mẹ chồng tôi liền xông vào túm tóc, xô đẩy mẹ tôi.

    Tôi choáng váng nhìn hai mẹ xô xát, đánh nhau như bà hàng chợ. Chưa bao giờ tôi nghĩ người có học như mẹ chồng lại làm việc này. Tôi chỉ biết xông vào can ngăn và chắn cho mẹ đẻ. Tôi chưa hề đẩy mẹ chồng một cái nào, vậy mà mẹ chồng tôi ầm ầm gọi điện bảo chồng tôi về mà xem hai mẹ con tôi hùa vào đánh bà.

    Chồng tôi vội vã về nhà hòa giải. Anh vẫn ân cần bảo mẹ tôi vào phòng nghỉ ngơi trước, và thay mặt mẹ chồng xin lỗi mẹ tôi. Nhưng tôi thấy buồn và xót cho mẹ quá. Tôi bảo chồng rằng tôi muốn về quê ở vài tháng, con cứng cáp hơn thì lại về nhà nội nhưng mẹ chồng không đồng ý. Bà bảo nếu tôi muốn đi thì để cháu lại cho bà, chứ về quê lâu như vậy, bà nhớ cháu.

    Vậy là tình cảm mẹ chồng nàng dâu vốn ít ỏi nay đã gần cạn kiệt. Giờ mẹ chồng và mẹ đẻ tôi không nhìn mặt nhau, còn tôi ở giữa cũng không biết phải xử lý tình huống ra sao. Mong mọi người cho tôi lời khuyên để hóa giải hiềm khích giữa hai mẹ.

    Theo Trí thức trẻ

    Xem thêm video:

    [mecloud]g3lm1Ut0Nc[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/choang-vang-nhin-canh-me-chong-va-me-de-lao-vao-danh-nhau-a118968.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.