+Aa-
    Zalo

    Chợ phiên trấn Thông Nông: Nét đẹp vùng cao Đông Bắc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Từ lâu, chợ phiên đã trở thành nét sinh hoạt không thể thiếu trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc Cao Bằng. Ngoài mục tiêu giao thương, trao đổi hàng hóa, chợ phiên còn là địa điểm giao lưu văn hóa, hẹn hò lứa đôi đặc biệt là trong những dịp Tết đến xuân về.

    6

    Đến với thị trấn Thông Nông, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) vào ngày 26 âm lịch chúng ta sẽ được hòa mình trong phiên chợ Tết cuối cùng của năm ở trấn. 

    5
    Bất chấp cái rét buốt lạnh vùng cao, từ rạng sáng, đồng bào ở lưng chừng núi, đồi xuống chợ từ sớm, làm náo nhiệt cả một vùng vốn ngày thường vắng lặng
    4
    Lá rong để gói bánh được bày bán từ cổng chợ đến cuối chợ.
    10
    9

    Ai cũng muốn mua nhanh, bán sớm để gặp mặt bạn bè, người thân, sắm sửa đồ Tết.

    12
    Gà vịt là những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng tổ tiên của đồng bào nơi đây.
    11

    Tiếng bước chân người nhộn nhịp, những tiếng nói cười vang vọng, đối đáp vội vàng của người đi chợ. Tiếng kêu của lợn, dê, bò, tiếng guốc ngựa lọc cọc, tiếng xe máy…

    2
    Chia sẻ với PV Đời sống & Pháp luật, bà Hoàng Thị Việt vừa bỏ đồ vào túi cho khách vừa chia sẻ: “Đây là men lá nhà tôi tự làm để phục vụ cho bà con nấu rượu đón Tết. Sáng tôi mang ra chợ một sọt đầy, sau 30 phút chỉ còn một nửa sọt”.
    1
    “Đây là phiên chợ cuối cùng của thị trấn trong năm, tôi được gặp lại các bạn cũ, được hàn huyên tâm sự sau hai năm dịch bệnh nên tôi rất vui khi được đi chợ vào hôm nay ”, chị Dương Thị Lâm trong trang phục dân tộc độc đáo cho hay.
    8
    Bánh khảo và khẩu sli là hai món đặc sản không thể thiếu của đồng bào dân tộc Cao Bằng.
    13
    16
    Ngoài các mặt hàng nhu yếu phẩm thì gạo nếp, chuối, đỗ xanh, đường phên là những mặt hàng truyền thống không thể thiếu trong phiên chợ.
    17
    Đường phên được bán theo cân tại chợ phiên thị trấn Thông Nông.
    18
    Mía cũng được bà con nơi đây trồng và đem bán trực tiếp tại chợ.
    21
    Bồ kết, gừng, nghệ ... được bán tại chợ.
    22

    Người bán, người mua khắp vùng đã đổ về chợ, dường như tất cả những sản vật tốt đẹp nhất đều được người ta dành dụm để góp vào sự phong phú của phiên chợ cuối năm.

    15
    Chợ Tết cũng là dịp bà con sắm sửa những bộ trang phục dân tộc mới.
    14
    Thịt lợn tại phiên 
    23
    20
    Chợ phiên bắt đầu vãn dần
    19
    Hai vợ chồng cùng nhau đi chợ về.

     

    Nông Thảo Ly

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cho-phien-tran-thong-nong-net-dep-vung-cao-dong-bac-a563714.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Khẩu Sli - Quà tết của người Tày, Nùng tỉnh Cao Bằng

    Khẩu Sli - Quà tết của người Tày, Nùng tỉnh Cao Bằng

    Tại một vùng quê trên xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng có một món ăn đặc sản mà nghe đến cái tên, ai ai cũng thấy tò mò, đó là Khẩu sli Nà Giàng. "Khẩu Sli" có nghĩa là "bánh gạo nếp nổ” hay “Bánh bỏng gạo nếp có chứa lạc", “Nà Giàng" là tên một địa danh tại tỉnh Cao Bằng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Khẩu Sli - Quà tết của người Tày, Nùng tỉnh Cao Bằng

    Khẩu Sli - Quà tết của người Tày, Nùng tỉnh Cao Bằng

    Tại một vùng quê trên xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng có một món ăn đặc sản mà nghe đến cái tên, ai ai cũng thấy tò mò, đó là Khẩu sli Nà Giàng. "Khẩu Sli" có nghĩa là "bánh gạo nếp nổ” hay “Bánh bỏng gạo nếp có chứa lạc", “Nà Giàng" là tên một địa danh tại tỉnh Cao Bằng.

    Khám phá chợ phiên những ngày cận Tết ở Cao Bằng

    Khám phá chợ phiên những ngày cận Tết ở Cao Bằng

    Cao Bằng! Nhắc đến tên thôi đã bao người mơ về một mảnh đất êm đềm, xinh đẹp với những cung đường đốn tim các phượt thủ, các dãy núi đá vôi trùng điệp hay thác nước hùng vĩ. Cao Bằng mùa xuân đẹp lắm! Bao nhiêu vẻ đẹp, sự trù phú của Cao Bằng được thể hiện hết trong phiên chợ mùa xuân.