+Aa-
    Zalo

    "Chợ" ma túy An Sương tấp nập do bất cập trong xử lý

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tại khu vực cầu vượt An Sương và bến xe An Sương, TP.HCM từ lâu vẫn được người dân gọi là "chợ" ma túy, bởi hằng ngày tình trạng buôn bán ma túy tại đây diễn ra tấp nập.

    Tại khu vực cầu vượt An Sương và bến xe An Sương, TP.HCM từ lâu vẫn được người dân gọi là "chợ" ma túy, bởi hằng ngày tình trạng buôn bán ma túy tại đây diễn ra tấp nập và công khai. Trong thời gian qua, với sự nỗ lực của lực lượng chức năng địa phương đã kéo giảm đáng kể tệ nạn này.

    Tình trạng mua bán ma túy diễn ra công khai trên đường.

    Tuy nhiên, việc thực thủ tục đưa người nghiện vào trường trại theo quy định mới đang là rào cản và là tác động gián tiếp cho việc gia tăng tình hình tội phạm ma túy trong thời gian gần đây.

    Cầu vượt và bến xe An Sương là nơi giáp ranh của quận 12 và huyện Hóc Môn TP.HCM, bên cạnh đó nơi đây còn là điểm giao nhau của quốc lộ 22 và quốc lộ 1A. Lợi dụng địa bàn giáp ranh, các đối tượng không chỉ tại những quận huyện của TP. HCM, mà cả đối tượng tại các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Long An, Bình Dương cũng tập trung về đây để thực hiện hành vi mua bán ma túy. Vì vậy tình trạng buôn bán ma túy tại khu vực này luôn diễn biến rất phức tạp.

    Ông Trần Kim Thông, người dân xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM cho biết, những con nghiện và con buôn bán công khai như không có ai kiểm soát, công an cũng triển khai quyết liệt nhưng vì địa bàn rộng lớn nên cũng chưa thể kiểm soát hết được tình trạng này.

    Trong thời gian qua, với nhiều mô hình như tổ xe ôm tự quản, hộ gia đình tự quản, tăng cường chốt chặn, tuần tra kiểm soát, lắp đặt camera giám sát nên tình hình tội phạm ma túy tại khu vực này đã được kéo giảm đáng kể.

    Tuy nhiên, từ đầu năm 2014, khi quy định mới về đưa các đối tượng nghiện vào trường trại trở nên phức tạp hơn, đã gây nhiều khó khăn trong công tác phòng chống tội phạm ma túy cho lực lượng chức năng địa phương.

    Trung tá Nguyễn Hữu Tài, Trưởng công an xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM cho biết, trước đây việc đưa con nghiện đi cai nghiện suôn sẻ, từ khi có nghị định 221 hướng dẫn chưa rõ ràng, cụ thể, nên việc đưa 1 đối tượng vào trung tâm cai nghiện phải có quyết định của tòa án nên đến giờ phút này lực lượng công an trên địa bàn chưa đưa được đối tượng nào vào trung tâm cai nghiện bắt buộc. Còn nghị định 43 về ma túy lang thang cũng không còn hiệu lực, ngày nào cũng có dân lang thang đến đây bị bắt, bắt xong xử phạt hành chính nhưng những đối tượng đó không có tiền nộp phạt buộc phải thả ra nên lại phải cho vào trường hợp khó khăn.

    Bên cạnh bất cập trong thủ tục để đưa người nghiện vào trường trại theo quy định mới thì việc các địa phương thực hiện công tác phòng chống tội phạm ma túy không đồng bộ, đã dẫn đến tình trạng làm mạnh ở quận này, thì tội phạm chạy sang quận khác hoạt động; và hệ quả tất yếu là những địa bàn giáp ranh như thị xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM sẽ trở thành vùng trũng về vấn nạn tội phạm ma túy.

    Khó khăn trong việc đưa các đối tượng nghiện, đặc biệt là đối tượng nghiện lang thang đi trường trại, đã dẫn đến tình trạng tội phạm ma túy có dấu hiệu gia tăng không chỉ tại huyện Hóc Môn mà cả trên toàn địa bàn TP.HCM. Và một hệ lụy tất yếu là tội phạm ma túy gia tăng thì kéo theo tội phạm về hình sự cũng gia tăng.

    Đại tá Nguyễn Văn Đạt, Trưởng công an huyện Hóc Môn, TP.HCM cho rằng tội phạm ma túy và liên quan đến ma túy là hậu quả logic của vấn đề, hầu hết các đối tượng nghiện ma túy đều tìm cách mua bán để có tiền, không có tiền thì nảy sinh trộm cướp để có tiền. Nếu như tập trung giải quyết vấn đề ma túy thì sẽ góp phần kéo giảm các loại tội phạm khác, đặc biệt là tội phạm hình sự.

    Hiện nay, muốn đưa người nghiện vào trung tâm phải qua các ngành như y tế, công an, lao động và cuối cùng phải có quyết định của tòa án, thời gian để hoàn thành các thủ tục là 6 tháng. Thay vì chỉ thông qua công an quận và mất vài ngày như trước đây. Đây là một bất cập dẫn đến gia tăng tội phạm ma túy đã tồn tại gần một năm nay, kể tử khi nghị định của Chính phủ quy định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có hiệu lực (1/1/2014).

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cho-ma-tuy-an-suong-tap-nap-do-bat-cap-trong-xu-ly-a56104.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan